Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

NHỮNG VƯỚNG MẮC THƯỜNG GẶP TRONG SÁNG TÁC (I )


Hoàng Quốc Hải

Nhà văn Hoàng Quốc Hải tại lễ nhân Giải thưởng Văn chương Trannhuongcom

Công cuộc đổi mới đã thổi một luồng gió mới đầy sinh khí vào nền văn học nước ta. Ít ra là gần mười năm đầu, văn chương nước ta khá khởi sắc. Hàng trăm tác phẩm ra đời, gây ấn tượng sâu rộng trong sinh hoạt xã hội. Bởi nó khuấy động bầu không khí dân chủ, cởi mở và cả sự giải tỏa nỗi bức xúc chưa từng có. Công chúng đang kỳ vọng ở tiếng nói nhà văn.
Đáng tiếc, tính cởi mở và sự thông thoáng của giai đoạn đầu Đổi mới không còn được duy trì. Không khí sáng tác bị chững lại rồi chùng xuống trong khoảng hơn mười năm sau đó.
Hy vọng Hội nghị lý luận,phê bình lần thứ hai này sẽ là cơ hội khai thông sự trì bế và thúc đẩy cho nền văn học nước nhà phát triển.
Xin đi thẳng vào vấn đề mà chúng ta đang quan tâm. Thật khó tìm thấy một nhà văn nào đó học lý luận sáng tác trước khi bắt tay vào viết tác phẩm. Nhưng bằng vào sáng tác phẩm của nhà văn, nhà lý luận phê bình có thể dễ dàng chỉ ra được phương pháp luận sáng tác của anh ta. Mặc dù ( đôi khi) anh ta không thừa nhận.
Vậy phiương pháp luận sáng tác ấy nó xuất phát từ đâu. Phải chăng trong cấu trúc tư duy của nhà văn đã hàm chứa cả phương pháp luận sáng tác.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

MỘT BỘ PHẬN VĂN HỌC DÂN TỘC CẦN ĐƯỢC TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

TS. Nguyễn Thị Việt Nga



NVTPHCM- Nhìn tổng thể, văn học đô thị miền Nam 1954- 1975 là khu vực văn học phức tạp với đội ngũ sáng tác đông đảo, đa dạng. Đội ngũ ấy phát triển nhanh, đông đảo về số lượng (theo thống kê của một số công trình nghiên cứu, giai đoạn từ 1954- 1975, văn học đô thị miền Nam có khoảng hơn 200 tác giả)…


Trong văn học Việt Nam, có một bộ phận cho đến tận bây giờ dường như vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm thoả đáng. Đó là văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975. Thông thường, khi chưa được quan tâm nghiên cứu thoả đáng thì sự đánh giá cũng khó có thể toàn diện. Đã một thời gian dài, nói đến văn học đô thị miền Nam giai đoạn này, nhiều người nghĩ ngay đến những “đặc trưng cơ bản” của nó là văn học nô dịch phản động, văn học đồi truỵ khiêu dâm và xếp nó vào loại văn học thực hiện âm mưu nô dịch của kẻ thù. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu vẫn khẳng định bên cạnh những tác phẩm “văn học thực dân mới”, văn học đô thị miền Nam còn có các tác phẩm văn học yêu nước tiến bộ, và chỉ văn học yêu nước tiến bộ được đánh giá cao. Như vậy, văn học đô thị miền Nam gần như bị gạt khỏi văn học dân tộc và đã có những giai đoạn gần như bị lãng quên trong khi các bộ phận khác của văn học dân tộc được quan tâm nghiên cứu hết sức tỉ mỉ và sâu sắc.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

TRÂN QUÝ MỘT NHÂN CÁCH


Nguyễn Vĩnh



Lứa chúng tôi gọi bác Trần Quang Cơ[1] một cách thân tình là anh Cơ. Cả hồi còn làm việc cũng như lâu nay anh nghỉ hưu; và ngay cả mấy năm gần đây ông già tuổi hạc quá nửa “bát thập” rồi thì chúng tôi vẫn cứ một cách xưng hô tình cảm như thế với anh. 

Trong bộ ngoại giao, anh Cơ nhiều năm liên tục giữ trọng trách, từ vụ trưởng, đại sứ, thứ trưởng, thứ trưởng thứ nhất (sau này gọi là thứ trưởng thường trực). Về đảng, anh là ủy viên trung ương từ 1986 đến 1994; và có thời điểm được Bộ chính trị dự kiến trao anh trách nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao thay ông Nguyễn Cơ Thạch nghỉ hưu “bất thường”. Nhưng khi đó anh Cơ một mực xin được “không đảm đương” chức vụ cao hơn này.

Anh Cơ còn có ý thức “nhường ghế” cho lứa anh em ít tuổi trong Bộ để mình lui dần về tuyến sau, yểm trợ lớp kế nhiệm, cho đến khi anh rút hẳn nơi hậu trường, rồi về nghỉ hưu hoàn toàn. Nói thế bởi đến đầu năm 1994, tại Hội nghị Đảng khóa VII giữa kỳ, anh Cơ đã tự nguyện xin rút khỏi BCH trung ương, được chấp nhận; và ngành ngoại giao khi ấy đã được bầu bổ sung một ủy viên trung ương trẻ hơn là thứ trưởng Lê Mai.

Cử chỉ và cách hành xử đó rõ là hiếm gặp ở những cán bộ lãnh đạo cao cấp khác. Tấm gương Trần Quang Cơ được mọi người trong ngành chúng tôi hết sức quý trọng và nể phục.
.
Bạn bè và đồng nghiệp đên thăm nhà ngoại giao lão thành Trần Quang Cơ
(ngày 20/4/2014). Tác giả Nguyễn Vĩnh đứng ngoài cùng bên phải. (Ảnh của tác giả)

THIÊN HẠ QUAN TRUNG QUỐC


Lê Vĩnh Trương



    Cách nhìn thế giới rất riêng biệt và đặc thù của người Trung Quốc từ cổ đại đến ngày nay có thể đúc kết thành một hệ thống quan điểm, vũ trụ quan, thế giới quan và nhân sinh quan được gọi chung là thiên hạ quan.
    Những người Trung Quốc từ sơ khai tự gọi mình là Trung Hoa, Hoa Hạ sinh sống và tạo dựng một nền văn minh quanh hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử, họ cho rằng Trung Quốc là trung tâm vũ trụ chứ không chỉ là trung tâm thế giới (Thiên hạ-dưới trời, trong hoàn vũ).[1]Văn hóa Trung Quốc trong một thời gian dài huyền hoặc hóa người và linh thần[2], do vậy thiên hạ còn bao hàm mái nhà của người và thần linh trong đời sống tâm linh của người Trung Quốc.
    Từ nhà Tần đến nhà Thanh, tất cả các hoàng tộc, các triều đại trị vì Trung Quốc đều cho rằng mình có Thiên Mệnh, tức một sự bảo chứng của Ông Trời (Mandate of Heaven)[3]. Cuộc đấu tranh để dành lấy Thiên Mệnh này trải dài mấy ngàn năm giữa các dân tộc, các bộ lạc trồng trọt và du mục (The steppe and the sown). Thiên hạ quan của người Trung Quốc cũng không phải nằm ngoài ảnh hưởng của lý thuyết về số mệnh trời định này. Hoàng đế được gọi là Thiên tử, tất cả sản vật đất đai trong phạm vi dưới bầu trời đều là của Thiên tử, con dân cũng là tài sản của Thiên tử. Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
    Văn hóa xem người bên ngoài trung tâm là Man Di Nhung Địch[4] cản trở người Trung Quốc có một cái nhìn rộng và khoáng đạt ra ngoài bầu trời thiên hạ quan của họ. Từ đó họ có thói quen đối xử kỳ thị các sắc dân ngoại tộc, mà theo cách nhìn của Tocqueville là đánh giá tầng thấp (society lower data), không cho phép tinh hoa của dân thiểu số tham gia vào dòng chính của xã hội. Đáng lưu ý, trong 91 dân tộc thiểu số của Trung Quốc có các dân tộc như Hakka, Hmong và Việt Nam.[5]

    Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

    NỖI NIỀM TÁC PHẨM ĐỈNH CAO (1)


    Hoàng Quốc Hải

     

    TNc: Tham luận này nhà văn Hoàng Quốc Hải đọc tại Đại hội VII Hội Nhà văn VN. Mười năm trôi qua vẫn còn nguyên "nỗi niềm" ấy. Nhân ĐH IX sắp họp, trang nhà xin giới thiệu cùng bạn đọc ý kiến của tác giả Vương triều sụp đổ....

    Tại sao văn học Việt Nam hiện nay không có tác phẩm đỉnh cao?
    Câu hỏi ấy đã bao hàm câu trả lời rồi. Thật ra trên thế giới không phải đã có nhiều quốc gia có nền văn học đỉnh cao. Và cũng không phải thời nào cũng có tác phẩm đỉnh cao.
    Châu Âu suốt ba thế kỷ ( XVII – XVIII – XIX ), nền văn học xuất hiện nhiều trường phái, đạt nhiều đỉnh cao chói lọi. Nhưng sang thế kỷ XX các đỉnh cao cứ thưa vắng dần, và chỉ còn lại những bình nguyên văn học.
    Nước ta không phải không có văn học đỉnh cao. Nhưng người mình thường có tư tưởng vọng ngoại. Cái gì của nước ngoài cũng xem trọng, của ta thì xem thường. Đã thế, người trong nghề lại không chịu thừa nhận ai, ngoài mình. Đó là đầu óc thiếu tự tin, nhưng lại nặng về vị kỷ. Lọai tư duy này làm con người trở nên bé mọn, và thường không được khách quan, sáng suốt.
    Mười năm (1932 – 1942) của Tự lực văn đoàn làm nảy sinh các trường phái văn học:
    - Lãng mạn.
    - Hiện thực phê phán.
    - Suy đồi. …
    Các trường phái này cọ sát nhau nảy sinh khá nhiều đỉnh cao văn học. Thế nhưng sự đánh giá của cả đương đại và hậu thế khá dè dặt, thậm chí không thừa nhận.