Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

HOAN HÔ SỞ NỘI VỤ HÀ NỘI


Trần Nhương





Mặc dù tôi rất ít khi vỗ tay hoan hô nhưng hôm nay hồ hởi vỗ tay hoan hô Sở Nội vụ Hà Nội. Có lẽ 60 năm qua, từ khi thành lập các Hội văn học nghệ thuật (1957) thì đây là lần đầu tiên tôi thấy cơ quan nội vụ lo lắng nhân sự cho một hội nhà văn của thủ đô ngàn năm văn hiến ! Có lẽ đây là nét mới của Hà Nội mà ít nơi làm được.
Còn nhớ các kì Đại hội của Hội Nhà văn Việt Nam mà tôi từng tham dự, có kì đại hội có tới 372 nhà văn ứng cử đề cử vào BCH. Không thấy Bộ Nội vụ nhảy vào lo nhân sự cho Hội Nhà văn VN.
Thật là chu đáo và mẫn cán, Sở Nội vụ Hà Nội còn cất công làm công văn tới các cơ quan mà có người được giới thiệu để đại hội bầu như trường hợp Đại học Văn hóa được Sở Nội vụ hỏi có nhất trí cho nhà văn Văn Giá tham gia vào danh sách dự kiến nhân sự hay không ! Ôi thật là chu đáo và chăm lo cho các văn nhân đất kinh kì.
Nếu sắp tới Đại hội các nhà văn cứ đề cử ứng cử tùm lum thì Ban tổ chức lại phải xin ý kiến Sở Nội vụ hay làm sao nhỉ ? Vai trò nhà văn thủ đô xem chừng chả là cái đinh gì…!

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

BÚT TRE VÀ TRƯỜNG PHÁI THƠ BÌNH DÂN







Kết quả hình ảnh cho Bút Tre

















Không giống với các thi sĩ nổi tiếng của chế độ như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Hoàng Cầm, Xuân Diệu… Bút Tre là người làm thơ theo kiểu dân gian của người miền Bắc thời kháng chiến và hậu kháng chiến.

Phong cách thơ của Bút Tre vừa độc đáo, vừa sáng tạo, vừa dung tục nhưng lại giàu sức lan tỏa trong dân gian. Cũng vì thế, Bút Tre đã trở thành một trường phái thơ dân gian rất thịnh hành ở miền Bắc và cho đến sau này cũng được nhiều người ở miền Nam biết đến.


Dưới đây là bức tranh làng quê qua ngòi bút phác họa của Bút Tre:

Làng ta có cái núi voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Voi cũng hăng say đua sản xuất
Đầu thì trồng sắn, đít trồng khoai

Với ngôn ngữ đặc thù của miền Bắc trong thời kỳ đi lên xã hội chủ nghĩa, Bút Tre đã vẽ một bức tranh ‘tăng gia sản xuất’ của một xã điển hình:


Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

NHỮNG CẶP TIỂU ĐỐI TRONG TRUYỆN KIỀU

Kết quả hình ảnh cho Kim Vân KiềuVũ Đình Mai




Đọc bao nhiêu lần rồi, hôm nay mới phát hiện ra trong Truyện Kiều có quá nhiều những cặp tiểu đối. Hình như chính những cặp tiểu đối này đã góp phần rất lớn vào cái hay, cái đẹp, cái duyên dáng, uyển chuyển, làm nên cái kì vĩ trong tác phẩm của Nguyễn Du.
Một điều lạ là rất nhiều cặp đối là những thành ngữ, thứ ngôn từ đã được ông bà tổ tiên ta tinh luyện, truyền đời lại cho chúng ta.
Các bạn xem đây: Cơm chín tới / Cải ngồng non là một thành ngữ được thể hiện bằng một cặp đối tuyệt vời. Gái một con / Gà nhảy ổ cũng vậy. Hai cặp đối này ghép lại lại thành một cặp đối lớn hơn: Cơm chín tới, cải ngồng non / Gái một con, gà nhảy ổ lại càng tuyệt vời nữa.
Tương tự, trong Kiều có Mai cốt cách / tuyết tinh thần, hay Hoa cười / ngọc thốt thì đúng là những thành ngữ được thể hiện bằng những cặp đối thật là hoàn hảo.
Có thể có cặp chưa được chuẩn lắm, nhưng bỏ thì tiếc, nên cứ chép vào. Sau khi bạn bè góp ý, sẽ chỉnh lý lại.
Chỉ băn khoăn một điều, đó là các cụ nhà mình đã ai công bố những cặp tiểu đối trong Truyện Kiều như thế này chưa. Nếu rồi thì con xin các cụ xá tội. Nếu chư thì mời các bạn cùng thưởng ngoạn.
Những câu nào có cặp tiểu đối, tôi chép cả câu, những chữ không thuộc cặp đối in chữ nghiêng thường, những chữ thuộc cặp đối in chữ nghiêng đậm. Giữa cặp đối có gạch ngang. Các chữ đầu của hai vế đối đều được viết hoa. Mặc dù trong câu của truyện Kiều không viết hoa. Cốt để bạn đọc nhận ra cặp đối một cách dễ dàng.
Cuối mỗi dòng có chữ C và các con số trong ngoặc đơn, đó là cặp đối ấy trong Câu thứ bao nhiêu của Truyện Kiều. Quyển Kiều của tôi là quyển do nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin xuất bản năm 2011, có tất cả 3254 câu. Đánh số vậy để các bạn dễ theo dõi.
Tôi mới tìm được khoảng 280 cặp đối. Mời các bạn tìm thêm.
Như vậy, cứ khoảng 10 dòng thơ lại xuất hiện một cặp đối. Nhưng đấy chỉ là tính bình quân thôi. Càng những phần, những đoạn tâm đắc, Cụ Nguyễn càng huy động nhiều những cặp đối. Như các đoạn tả hai chị em Kiều, đoạn Kim Trọng tương tư, đoạn Kim-Kiều gá nghĩa, đoạn Kiều bán mình, bị lừa vào lầu xanh lần thứ nhất, đoạn Thúc Sinh gặp Kiều, Đoạn Từ Hải chuộc Kiều…Nhất là đoạn Từ Hải phái binh hùng tướng mạnh đón Kiều. Đoạn này mới hùng tráng làm sao, phấn chấn làm sao! Bức tranh hoành tráng về tình yêu của một đấng anh hùng dành cho người đẹp mà Cụ Nguyễn dựng lên ấy, không thể có bức thứ hai trên cõi đời này! Nó là vô tiền khoáng hậu. Tôi cam đoan như thế! Đây là buổi lễ đón dâu ấn tượng nhất, hào hùng nhất. Chỉ thông qua lễ đón dâu này, ta đã thấy “sức mạnh quân sự” của Từ Hải đến chừng nào!

TỔ TIÊN CỦA THANH TRA



Nguyễn Huy Cường

Kết quả hình ảnh cho tầu điện



Những đoàn tàu điện chậm trễ, leng keng chạy suốt năm tuyến đường thủ đô. Mỗi km có một trạm nghỉ.
Tốc độ chậm, khoảng 20 km/giờ đủ để cho đám trẻ nhảy lên nhảy xuống bất cứ lúc nào.
Vì là phương tiện có giá vé rẻ tiền (một hào bạc, bằng một cây kem) đi từ Hà Đông vào Bờ Hồ nên rất nhiều người đi.
Nhiều lúc xe chật cứng, mùi mồ hôi nồng nặc.
Kẻ trộm nhiều như rươi.
Trên mỗi toa xe, “lực lượng chức năng” này ít là vài tên, nhiều là một băng chục tên suốt ngày đi kiểm soát bà con.
Người đi xe điện mất trộm cắp như rươi.
.
Đi đêm rồi cũng gặp ma. Có tên trộm bị bắt quả tang, có thể bị dân đánh chết.
Một lần, một tên bị bắt, mấy người đang xúm lại định nện vỡ đầu nó thì một trung niên tiến lại.
Anh này mạnh khỏe, mặc sơ mi xám bỏ trong quần, tóc tai cắt rất nghiêm chỉnh.
Mặt lạnh như tiền.
Anh ta dí vào mặt tên trộm một cái thẻ màu đo đỏ to bằng hai phần ba lá bài trong nửa giây và hỏi tên trộm: “Mày biết tao là ai không?”.
Tên trộm đang ấp úng anh này đút ngay tấm thẻ vào túi ngực rồi vung tay tát cho nó một cái thẳng cánh, biêng mặt đi.