Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC VÌ SAO CHƯA GỌI TÊN NHỮNG TÁC GIẢ QUEN THUỘC?


Lê Thiếu Nhơn

 

Giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật đã được trao 4 lần vào các năm 2001, 2007, 2012 và 2017. Vì sao xuất hiện Giải thưởng Nhà nước? Vì trước đó, vào năm 1996 và năm 2000, đã có Giải thưởng Hồ Chí Minh ghi nhận đóng góp của những nhân vật lừng lẫy như Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Bính, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Lưu Quang Vũ… Vậy những người có thành tích mỏng hơn một chút, thì không lẽ lãng quên? Nói cách khác, Giải thưởng Nhà nước ra đời, để tránh thiệt thòi cho những tác giả chưa đạt tầm cỡ Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Giải thưởng Nhà nước là một sự trọng thị của quốc gia đối với các tác giả, tiền thưởng tương đối cao nhưng cốt lõi vẫn khiến nhiều người quan tâm vì yếu tố “một miếng giữa làng”. Người được nhận Giải thưởng Nhà nước thì vẻ vang lắm. Thậm chí, một tác giả ở Thái Bình còn tổ chức khoe thành tích một cách rình rang ở xã mình với băng rôn “Lễ đón nhận Giải thưởng Nhà nước do Chủ tịch Nước trao tặng”. Thế nhưng, Giải thưởng Nhà nước xác lập giá trị sáng tạo của cả cộng đồng, không thể dựa trên tâm lý “được hoa mừng hoa, được nụ mừng nụ”. Giải thưởng Nhà nước cần phải được trao cho các tác giả theo tiêu chí công bằng và xứng đáng.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

THỤY AN CŨNG MỘT SỐ PHẬN BI THẢM


Thái Kế Toại

Nhà văn, nhà báo Thụy An tên thật là Lưu Thị Yến (1916-1989), sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở làng Hòa Xá, quận Vân Đình, tỉnh Hà Đông, là con ông Lưu Tiến Ích và bà Phùng Thị Tôn. Đây là người phụ nữ duy nhất bị kết án tù do bị tố cáo là gián điệp, phản động trong vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm.

Chồng Lưu Thị Yến là nhà văn, nhà giáo Bùi Nhung bút hiệu là Băng Dương, em ruột học giả Bùi Kỷ. Ông Bùi Nhung hai lần làm giám đốc đài phát thanh Hà Nội từ 1948-49, và 1951-52, rồi giám đốc đài phát thanh Hải Phòng năm 1954 (trong thời gian 180 ngày trước khi vĩ tuyến 17 đóng lại. Ông bà sinh bảy con, một người mất sớm, còn lại là: An Dương (1934), Thụy Băng (1937), Thư Linh (1938), Dương Chi (1939), Ngọc Trinh (1943) và Châu Công (1945). Nhưng sau bà ly thân với chồng từ 1949. Không ly dị vì cả hai đều theo đạo công giáo. Bùi Nhung liên hệ tình cảm với bà Lưu Thị Trạch, tên thường gọi là Việt. Bà Trạch là em ruột của bà Thụy An, nên Thụy An im lặng rút lui, nhường chồng cho em.

Vào năm 1951, Thụy An đưa bốn trong sáu người con, vào sinh sống ở Sài Gòn. Đó là An Dương, Thu Linh, Ngọc Trinh và Châu Công. Hai người còn lại là Thụy Băng và Dương Chi sống với ông Bùi Nhung và bà vợ sau của ông Nhung.


Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

THẤY GÌ QUA CẨM NANG CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC


GS Trần Ngọc Vương




Hai cuốn sách tuyên truyền hai hướng khác nhau. Xưa nay Trung Quốc là vậy, luôn đưa ra khả năng này, khả năng kia. “Trung Quốc mộng vẫn trên tinh thần vừa thừa tiến, vừa uốn nắn tinh thần của “Tô tem sói. Song, viết “Trung Quốc mộng, Lưu Minh Phúc mới chỉ tiếp cận một góc tham vọng của nhà cầm quyền

Giáo sư Trần Ngọc Vương: Tôi sốc khi đọc được cẩm nang thủ đoạn chính trị của Trung Quốc

Hơn bốn mươi năm qua, Trung Quốc là thế lực duy nhất đe dọa độc lập chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ nước ta. Giáo sư Trần Ngọc Vương - người đã miệt mài nghiên cứu về Trung Quốc từ tuổi đôi mươi đến nay - nhận định: “Người Trung Quốc, đặc biệt là giới cầm quyền, luôn tin vào não trạng của mình. Họ luôn giương đông kích tây, trong đầu luôn có các loại mưu kế. Thậm chí, họ còn tưởng tượng các tình huống có thể xảy ra và luôn có sẵn “bài” để đối phó với từng tình huống tưởng tượng đó. Đây là đặc điểm kinh hoàng nhất của giới chính trị Trung Quốc”. Báo Phụ Nữ TPHCM đã có cuộc trò chuyện với ông.

Họ muốn nhanh chóng hiện thực hóa “Trung Quốc mộng”

Phóng viênNăm 2009, Trung Quốc xuất bản cuốn “Trung Quốc mộng, tác giả là đại tá Lưu Minh Phúc, một giáo sư của Đại học (ĐH) Quốc phòng Bắc Kinh. Những hành vi quấy phá của Trung Quốc ở Biển Đông cũng tăng dần đều từ năm 2009. Nhân vật này có vai trò gì trong việc Trung Quốc đẩy mạnh các hành vi phi pháp đó không, thưa giáo sư?