Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

TRÙNG KHÁNH, NIỀM VUI VÀ NỖI ĐAU KHÔNG NGUÔI


Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời, thiên nhiên và nước
TN và Vũ Bình Lục







TNc: Bài thơ này tôi viết năm 2011 khi đi trại sáng tác tại Cao Bằng. Nhà thơ Vũ Bình Lục hiểu lòng nhau và viết baifbinhf rất hay. Xin giới thiệu lại bài viết này...
TRÙNG KHÁNH
Nghiêng ngả Trùng Khánh
Hạt dẻ bùi điệu hát Dá Hai (*)
Em gái Tày ơi
Cho anh về Bản Giốc
Nước Quây Sơn trong như nước mắt
Khóc những ngày bão giông…
Trùng Khánh
Ai mời “quả cả cây
Rượu cả chum” (**)
Nụ cười mời người ở lại
Ngô mía mát đồng con gái
Em mùa phơi mầu
Trùng Khánh
Đàn tính với điệu then
Như hạt dẻ trộn nếp nương
Ăn một lần cả đời chỉ nhớ

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

MẤT LÒNG DÂN THÌ CÒN GÌ ?


Vũ Bình Lục


Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Trãi

(Về bài thơ QUAN HẢI của Nguyễn Trãi)
Phiên âm:
QUAN HẢI
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền,
Trầm giang thiết toả diệc đồ nhiên.
Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ,
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Hoạ phúc hữu môi phi nhất nhật,
Anh hùng di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

THANH THẢO, TÔI CHÀO ĐẤT NƯỚC TÔI


Nguyễn Đức Tùng



Kết quả hình ảnh cho Nhà thơ Thanh Thảo



Thanh Thảo là một trong những người đi tìm đường của thế hệ mình.
Anh có nhiều chất liệu thơ ca, giàu sự quan sát, nhưng giàu hơn ở chất trầm tư. Vẻ đẹp của đời sống, sự quyến rũ, những động lực về tâm lý, nỗi đau thầm lặng, sự mất mát của chiến tranh, niềm tin vào chân lý, một thứ chân lý mà anh không dễ dàng nói ra, và không hẳn là đồng nhất với thứ được ca tụng công khai, nhưng niềm tin ấy rõ ràng. Anh là người dùng chữ cẩn trọng, tiết kiệm, nhưng không giản lược. Việc sử dụng tiểu sử rất phổ biến ở các nhà thơ, nhưng nổi bật trong trường hợp Thanh Thảo. Khi đọc kỹ, bạn bắt gặp ở đó con người thật, tức là con người mà bạn nghĩ là thật, những suy nghĩ ấu thơ, sự xem xét lại quá khứ, gần như một sự tự minh bạch, nhưng không phải là thứ xưng tội theo truyền thống phương Tây như của R. Lowell.

lâu về nghe quê nhà khắc khoải
bìm bịp kêu giọng trầm
con chim khiếp mọi trò đe nẹt
từ lời hứa suông tới hũ rượu ngâm
Friedrich Holderlin nói: khi sự nguy hiểm tới gần, năng lượng bảo vệ bạn cũng tăng lên. Một dân tộc lớn lên trong chiến tranh, vẫn có thể tàn lụi trong hòa bình. Những người dũng cảm trong lửa đạn hoàn toàn có thể trở thành bọn hèn nhát trong đời sống dân sự.
Bởi vì dũng cảm và trung thực là hai đức tính khác nhau.