Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

GIẢI OAN HAY HÀM OAN?


Hoàng Quốc Hải






Sách “Cõi thiêng yên Tử’ do ông Thi Sảnh ( tức Thanh Sỹ giám độc Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch kiêm chủ tịch Hội khoa học lịch sử tỉnh Quảng Ninh xuất bản trước năm 2000, hiện vẫn có giá trị lưu hành) và giáo sư Hà Văn Tấn là tác giả. Sách dầy 40 trang cỡ 12-21 cm . Phần ông Thi Sảnh viết hai bài từ trang 20 đến trang 38.
Bài “Từ Giải oan đến Bia Phật” có đoạn:

“Chuyện cũ kể rằng: Khi Trần Nhân tông xuất gia đến Yên Tử tu hành, một trăm cung phi vốn trước đó hầu hạ ông ở cung vua, cũng lặn lội tìm đường đến Yên Tử, xin theo ông. Nhưng Trần Nhân tông khuyên họ trở về làm lại cuộc đời. Để tỏ lòng trung với vua, mọt trăm cung phi liền trầm mình xuống suối Hồ Khê, dưới chân núi Yên Tử. Một số cung phi bị chết đuối. Để giải oan cho linh hồn họ, Trần Nhân tông cho dựng chùa thờ cúng, chùa ấy gọi là chùa Giải oan. Suối Hồ Khê nơi các cung phi trầm mình, cũng từ đó mang tên Giải oan. Số cung phi cứu được thoát chết, vua cho tập trung dưới chân núi, làm nhà cho ở, cấp ruộng đất cho cầy cấy, cho lấy chồng sinh con, lập thành làng Nương, làng Mụ tức xã Thượng Yên Công ngày nay” ( Tr 27 sách “Cõi thiêng Yên Tử”).

Do ông giám đốc Sở văn hóa kiêm chủ tịch Hội khoa học lịch sử viết sách hướng dẫn cho khách hành hương về danh sơn Yên Tử như vậy, nên những người thuyết minh cho khách hành hương và khách tham quan Yên Tử đã định hình theo chỉ dẫn trên ( ít ra từ khi Yên Tử có cáp treo đến nay). Và khách cứ đinh ninh rằng “Suối Giải oan có đúng 100 cung nữ trầm mình, số cứu được đưa về an cư tại hai làng gọi là “làng Nương” , “làng Mụ” và hai làng ấy nay là xã Thượng Yên Công. Và chùa Giải oan do Trần Nhân tông lập nên để thờ cúng ( các cung nữ chết oan), chùa ấy gọi là chùa “Giải oan”.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

SAN HÔ ĐỎ NGƯƠI Ở ĐÂU ?


Mai Vũ



Một ngày đầu thu mưa dầm dề của năm 1996. Mấy anh em chúng tôi trong câu lạc bộ văn nghệ sĩ xứ Đoài rủ nhau về Sơn Tây viếng mộ nhà thơ Doãn Trang và giao lưu với thị ủy Sơn Tây. Hồi ấy, Bí thư là anh Phan Minh Chung, nhân tiện rủ luôn nhà văn Vũ Bảo và ca sĩ tài tử Ngọc Bảo cùng đi.
Buổi sáng hôm ấy, khi chúng tôi đang ngồi uống cà phê ở phòng khách thị ủy thì có một người đàn ông trung tuổi bước vào, tỏ ý muốn được gặp nhà văn Nguyễn Khắc Phục.
Không ai trong chúng tôi quen người đàn ông đó, kể cả Phục, nhưng là người của công chúng, Phục đã quá quen với những tình huống kiểu này nên anh cười, bắt tay và nhã nhặn mời người đó ngồi xuống ghé bên anh.
- Giới thiệu với anh, em là Trung. Em chẳng quen biết anh cũng như các anh ở đây. Nhưng nghe mọi người nói trong đoàn có anh, thế là em mạnh dạn đến gặp.
- Có sao! Trước lạ sau quen. Tứ hai giai huynh đệ cả mà!
- Em đến gặp anh hôm nay là có một việc. Em nghĩ cũng cầu may thôi, may ra thì được. Em đang bị bệnh ung thư. Người ta bảo, san hô đỏ chữa được bệnh này, mà loài san hô đỏ quá hiếm, ở Việt Nam chỉ có ở vùng biển Nha Trang. Em nhờ anh về Nha Trang tìm hộ, nếu được thì phúc cho nhà em quá!
Phục nhìn gương mặt xanh xao, yếu đuối của người nói chuyện, bảo:
- Tôi chưa nghe thấy san hô đỏ chữa được bệnh ung thư bao giờ. Tôi cũng không được biết ở biển Nha Trang có thứ san hô này. Ngay cả nhìn thấy nó, tôi cũng chưa từng. Nhưng chú đã có lời, tôi sẽ đi tìm bằng được. Khi nào được, tôi sẽ mang đến Sơn Tây, giao tận tay cho chú.

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

CHÚC MỪNG 8-3



Chúc mừng ngày Tám tháng Ba
Có chùm hoa ảo gọi là quà quê
Chúc nửa thế giới xum xuê
Mày râu có chốn đi về nhớ thương
Chúc cho dịu ngọt nõn nường
Chúc cho hạnh phúc con đường thênh thênh...

trannhuong.com
tranlao.blogspot.com