Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

QUAN CHỨC TÂY, QUAN CHỨC TA


Nguyễn Văn Tuấn

.
H1
Tranh biếm họa, Thủ tướng Úc, John Howard và TT Mỹ George W. Bush thời chiến tranh Iraq. Nguồn: Internet
Phải nói là câu chuyện ông chủ tịch tỉnh An Giang “kênh kiệu” làm tôi suy nghĩ hoài. Thái độ của ông (và của nhiều quan chức khác ở VN) khác quá xa so với thái độ và ứng xử của giới chính khách phương Tây. Chiều nay đọc được câu chuyện Tổng thống Obama bị chửi trên Twitter, chuyện ông thủ tướng Phần Lan phải ngồi trong toilet máy bay, tôi lại liên tưởng đến hành xử của ông chủ tịch tỉnh An Giang và các quan chức VN nói chung.
Báo Washington Post hôm tháng 3 có một bài tường thuật về những chỉ trích ông trên mạng xã hội Twitter (1) rất thú vị và … vui. Xuất hiện trên một chương trình tivi, ông Obama đọc những tin nhắn phê phán ông. Có một người nickname là RWSurferGirl nhắn ông với câu hỏi: “Có cách nào chúng ta chở ông Obama bằng máy bay đến một sân golf ở nửa vòng thế giới, và cứ bỏ mặc ông ta ở đó” (Is there any way we could fly Obama to some golf course halfway around the world and just leave him there?) Ông Obama không hề nóng giận, mà còn hào hứng trả lời rằng: “Đó là một ý tưởng hay”.
Một người khác lấy tên Carol tweet tin nhắn với hàm ý chỉ trích: Dạo này, tóc ông Obama ngày càng bạc đi. Tôi không nghĩ ra lí do tại sao, bởi vì ông ấy có vẻ chẳng quan tâm đến những gì đang xảy ra (“Obama’s hair is looking grayer this days. I can’t imagine why since he doesn’t seem to be one bit worried about all that is going on.”) Không thấy nói ông Obama trả lời cái tin nhắn này.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

PGS-TS PHẠM QUỐC SỬ: TÍCH HỢP MÔN LỊCH SỬ LÀ MỘT THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG


Một Thế Giới

TNc: Việc tích hợp môn học Lịch sử có điều chi uẩn khúc. Tôi xin lỗi trước nếu ý kiến của tôi không phải.: Hình như trong việc này có yếu tố nước ngoài hay tự diễn biến gì đó !?
Lich su, PGS.TS Pham Quoc Su, tich hop,


“Đừng bao giờ nghĩ bảo vệ môn lịch sử là bảo vệ “miếng cơm, manh áo” cho người dạy sử, mà đó còn là bảo vệ sợi dây kết nối tốt nhất của dân tộc hôm nay với nguồn sinh khí truyền thống và thời đại”, PGS-TS Phạm Quốc Sử - Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Thủ đô Hà Nội khẳng định.

Xoay quanh việc tích hợp môn lịch sử được Bộ Giáo dục - Đào tạo nêu ra, cùng với những ý kiến đa chiều từ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu sử học, các giáo viên lịch sử, PGS-TS Phạm Quốc Sử đã có những chia sẻ, những quan điểm hết sức thẳng thắn về vấn đề này.

Tìm hiểu, dạy và học lịch sử là vấn đề sống còn của dân tộc

Thưa thầy, lịch sử và môn lịch sử có vai trò như thế nào trong đời sống hiện nay?

PGS-TS Phạm Quốc Sử: Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Hầu hết những gì diễn ra hôm nay đều có nguồn cội, căn nguyên từ quá khứ, hay nói cách khác đó là sự tiếp nối của quá khứ. Bởi thế, muốn hiểu hiện tại, muốn hành xử cho đúng, không lệch lạc trong tương lai thì phải soi chiếu vào lịch sử.

Còn môn lịch sử, nó sẽ giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ một cách có hệ thống. Tuy nhiên, có nhận thức đúng về quá khứ hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và phương pháp nhận thức, quan điểm và phương pháp nghiên cứu lịch sử, dạy và học sử của mỗi người.

Đất nước, cộng đồng hay cá nhân nào cũng cần đến vai trò của lịch sử. Với dân tộc Việt Nam, việc tìm hiểu lịch sử còn quan trọng hơn nhiều, bởi lẽ đất nước ta luôn bị đe dọa, xâm lăng, ngay cả lúc này. Vì vậy, việc tìm hiểu, dạy và học lịch sử là một trong những vấn đề sống còn của mỗi người trong cộng đồng dân tộc. Hơn nữa, Việt Nam đang ở trong thời kỳ hội nhập, học sử là để hiểu mình, hiểu người, giúp chúng ta biết mình đang ở tầm vóc nào, hiểu rõ bạn bè và kẻ thù của mình, từ đó sẽ hội nhập tốt hơn.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

CẢM TẠ ĐẤT TRỜI CHO TA SỐNG VUI


Huy Thắng

 


      Ngay cả những người thân thiết nhất khi gặp nhà thơ Hoàng Cát vào những ngày này cũng đều hết sức ngạc nhiên. Ba năm trước gia đình và bạn bè đã tưởng phải chia tay vĩnh viễn tác giả “ Cây Táo ông Lành “ vì anh dính vào một trong tứ chứng nam y, ung thư hạch. Vậy mà bây giờ, ba năm trôi qua, anh vẫn khoẻ mạnh, như có phép mầu. Mới mờ sáng, ngay cả khi đang vào những ngày cuối thu sang đông tiết trời se lạnh và sương mù còn bảng lảng thì đã thấy Hoàng Cát trên xe máy phóng như bay khắp đường phố Hà Nội, phơi phới như một kẻ si tình vừa nhận được lời hẹn hò. Không thấy bất cứ biểu hiện gì của một người bệnh

       Thời kì sức khoẻ tồi tệ nhất của Hoàng Cát trọng lượng cơ thể của anh chỉ có đúng 42 kg. Không phải những ngày anh lên đường tham gia quân ngũ vào chiến trường mà là những ngày hoạn nạn đang cùng vợ yếu, con dại tất tả bươn chải  đủ 17 nghề để phơi mặt kiếm sống trên hè phố. Bây giờ ngược lại, Hoàng Cát là một ông già tuổi đã ngoài thất thập, tóc trắng như cước, da dẻ lúc nào cũng đỏ au như người không biết uống rượu bị ép vài chén cho vui, và cơ thể cân nặng đúng 68 kg. Chính người viết bài này đã từng rất nhiều lần bị đánh thức đột ngột lúc sáng sớm  ( Chả là tôi có thói quen thức khuya, dậy muộn)- “Hello, dạy đi, Hoàng Cát đang chờ dưới nhà, xuống ngay nhé.”