Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

THUỐC NÀO "TRỊ" QUAN CHỨC "NÓI MỘT ĐẰNG LÀM MỘT NẺO" ?


Duy Chiến

“Dân có thực sự làm chủ, thực sự có quyền thì quan chức sẽ không còn dám đứng trên pháp luật. Khi đó mới có thể thực thi được giá trị pháp quyền.”
LTS:Nhìn lại 30 năm Đổi mới văn hóa: thành tựu, những thách thứccần vượt qua, những vấn đề cần tiếp tục đổi mới trong giai đoạn tiếp theo, Tuần Việt Nam có cuộc phỏng vấn với GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP. HCM; ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương. Xin giới thiệu Phần 3 bài phỏng vấn.

Thưa Giáo sư, ở phần trước ông đã đề cập đến nguyên nhân của tình trạng xuống cấp, tha hóa về đạo đức là ở con người và nền văn hóa truyền thống. Vậy việc xây dựng con người với tư cách và vai trò là trung tâm cần được thực hiện bắt đầu từ đâu? Thực hiện như thế nào?Lấy cái gì làm chuẩn?
Hình hài một hệ giá trị mới
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm: Chuẩn để xây dựng con người là hệ giá trị. Thời nào có hệ giá trị của thời đó. Trước đây, với mục tiêu là ổn định thì ta đã có hệ giá trị văn hóanông nghiệp - nông thôn. Bây giờ để đạt mục tiêu phát triển bền vững trong một thế giới phẳng thì phải có hệ giá trị văn hóa công nghiệp - đô thị - hội nhập.
Việc điều chỉnh chuẩn giá trị được thực hiện bằng hai con đường. Thứ nhất là điều chỉnh tự nhiên diễn ra một cách tự phát cùng với sự thay đổi nhận thức và hành động của dân chúng. Thứ 2 là điều chỉnh có định hướng diễn ra dưới tác động có ý thức của hai lực lượng là nhà cầm quyền và tầng lớp trí thức.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

TRIẾT LÝ BÌNH DÂN HAY TRÒ CHƠI CHỮ?!


Đường Văn



(Khảo bình)

Sinh con rồi mới sinh cha,
Sinh cháu giữ nhà, rồi mới sinh ông!
(Tục ngữ)

1. Từ tục ngữ đến truyện cổ tích
Đây là câu tục ngữ về đạo đức, lối sống của nhân dân được diễn đạt bằng hình thức văn vần lục bát nên có người lầm tưởng đó là câu ca dao! Thực ra, từ trong bản chất, nó là tục ngữ 100% (có tính lý trí cao, khái quát chân lý, triết lý mang tính kinh nghiệm dân dã, yếu tố cảm xúc, tình cảm tiết chế tối thiểu).
Có một truyện cổ tích minh họa cho câu tục ngữ này. (Đọc bộ: Kho tàng truyện cổ tích ViệtNam - Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, biên soạn, khảo dị, chú thích; tái bản 1997, tập 2).
Tóm tắt truyện như sau:
Giáp và Ất là hai người bạn thân. Nhà Giáp giàu. Nhà Ất nghèo. Không chịu mãi cảnh sống túng thiếu, Ất vay Giáp 5 lạng bạc và chia tay bạn, đưa vợ con đi xa lập nghiệp; hẹn bao giờ có điều kiện sẽ hoàn trả Giáp. Nhiều năm đã trôi qua, không có tin tức gì về Ất và gia đình bạn, Giáp quyết định giắt theo 5 lạng bạc để nếu Ất vẫn túng thiếu thì sẽ tiếp tục giúp bạn. Tìm được nhà mới của Ất – một dương cơ bề thế, sung túc. Thấy bạn ăn nên làm ra, chắc sẽ không cần đến tiền nữa, Giáp tìm cách giấu 5 lạng bạc trên nóc cổng nhà Ất (hoặc đào hố chôn bên cạnh cổng) rồi mới vào thăm gia đình bạn cũ. Vợ chồng Ất mừng ít, ngạc nhiên thì nhiều và đặc biệt lo lắng; vì nghĩ chắc Giáp đến đòi món nợ cũ mà vợ chồng hắn dù đã giàu có, càng không nghĩ tới chuyện trả lại người bạn tốt bụng. Vợ chồng Ất tìm cách bí mật và bất ngờ giết chết Giáp rồi chôn xác bạn ở góc vườn. Ít lâu sau, từ chỗ đó mọc lên 1 cây khế xanh tốt. Đến mùa, cây khế chỉ cho 1 quả to, chín mọng. Lấy nhau đã bao năm mà vợ chồng Ất vẫn chưa có con. Năm ấy, vợ Ất bỗng có dấu hiệu khác thường, thèm ăn khế. Thị mới ra vườn, trẩy, ăn quả khế duy nhất ấy. Vợ Ất có thai, 9 tháng sau sinh được 1 đứa con trai khôi ngô, kháu khỉnh, khỏe mạnh; nhưng đã 8 tuổi mà vẫn chẳng biết nói năng gì!? Cầu cúng, thầy thợ hết cách. Bỗng một lần, sau khi nghe lời than thở, nỉ non của vợ Ất, thằng bé bỗng bật nói rành rõ, chỉ một câu:
- Cha mẹ cứ mời quan huyện đến đây, con có chuyện muốn nói.