Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

NHÀ VĂN CÓ "HÈN"?


Phạm Thanh Khương
Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2021 8:45 AM

Những lúc trà dư tửu hậu, mấy ông bạn thời đánh nhau trên biên giới phía Bắc thường bảo tôi. "Nhà văn các ông hèn. Thời buổi nhiễu nhương mà chả có lấy tác phẩm cho ra tác phẩm. Tuyền một giọng minh họa. Giai đoạn này mà không có được tác phẩm như Đàn hương hình, Báu vật của đời, Nửa đàn ông là đàn bà chứ đừng nói Trăm năm cô đơn thì chả bao giờ có được. Lúc đó đừng mơ".
Phải nghe thế "máu cũng dồn lên mắt", muốn "nhất là bét" cũng chơi. Nghĩ là thế, bực bội bức xúc là thế nhưng khi bình tâm nghĩ lại. Đám bạn "sống chết" nói cũng có cái đúng. Về đêm cứ nghĩ mãi. Không lẽ mình cũng hèn thật. Mà đã là người cầm bút, lại không nói được thân phận con người trong xã hội hiện tại thì hèn thật.
Nghĩ kỹ lại cũng có nguyên nhân của nó.
Thứ nhất là nền tảng văn hóa, truyền thống.
Một thời gian dài và rất dài một thế hệ các nhà văn hiện nay được học và viết theo văn mẫu. Không viết đúng những ý, những điều có trong sách có mà … đúp, trượt vỏ chuối. Cái ăn đút miệng chưa đủ thì lấy đâu ra mà nuôi cho ăn học mãi. Cộng vào đó là truyền thống tư duy, những cái gì đã có, đã đạt được đều là đỉnh cao. Thói quen đi theo sự dẫn dắt, định sẵn, “chỉ một con đường” mà không dám phá rào, đi ngang về tắt. Nếu có trót động chạm đến vấn đề “nhạy cảm”, tuýt còi, là không chỉ bạn bè, gia đình mà cả xã hội xúm vào tẩy chay, ném đá, xua đuổi quá hủi.

THƠ TRẦN NHƯƠNG QUA GIỌNG ĐỌC NGUYỄN NGUYÊN BẢY