Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

VIỆT NAM NHIỀU TIẾN SĨ, ÍT THÀNH TỰU: SAO LẠI BẤT NGỜ?


Nguyễn Đăng Hưng




Ngày 26/4/2016 vừa qua, phóng viên Nguyễn Thanh Huyền đã qua internet phỏng vấn tôi và đăng tải trên báo điện tử Đất Việt sau khi biên tập lại.

http://baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-diem/viet-nam-nhieu-tien-si-it-thanh-tuu-sao-lai-bat-ngo-3306842/

Tôi quyết định đăng lại sau đây nguyên văn bài phỏng vấn: 

PHÓNG VIÊN: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thống kê ở Việt Nam đang có hơn 24.000 tiến sĩ. Thế nhưng, theo thống kê Viện thông tin khoa học (ISI), trong 15 năm qua (1996-2011) Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan, một phần sáu của Malaysia, và một phần mười của Singapore.

Ông có bất ngờ trước thực trạng trên hay không? Theo ông, vì sao chúng ta có nhiều tiến sĩ mà lại ít công trình công bố như vậy?


GS.TS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG: Là người đã bỏ ra 20 năm lo giúp Việt Nam đào tạo các lớp thạc sỹ, tiến sỹ quốc tế cho Việt Nam, rất am hiểu tình trạng giáo dục tại Việt Nam, tôi không hề bất ngờ trước những thông tin trên…

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

TÂN HOA XÃ: MAO CHỈ ĐẠO ĐÁNH CHIẾM HOÀNG SA NĂM 1974


Hồng Thủy (nguồn Tân Hoa Xã)


Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 làquyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.

Ảnh chụp màn hình bài báo "Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa" Tân Hoa Xã xuất bản ngày 6/8 vừa qua dẫn nguồn Nhật báo Tế Nam. Hình ảnh phía dưới là Đặng Tiểu Bình (bên phải) chỉ huy tác chiến đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

HÁT Ả ĐÀO - CUỘC GẶP GỠ CỦA THI CA VÀ ÂM NHẠC

Nguyễn Xuân Diện

TNc: Chiều thứ Bảy 23-4, tôi dự buổi nói chuyện của TS Nguyễn Xuân Diện tại Cà phê thứ Bảy. Rất lí thú và giúp tôi hiểu thêm về hát Ả đào. Hồi còn bé tí bố tôi cũng mời các ca nương về hát, mình bé chỉ thấy tom chát và các ca nương xinh đẹp nền nã. Hóa ra hát Ả đào là của giới văn nhân, trí thức. Ngày xưa các tòa soạn báo thường tá túc tại khu hát Ả đào, thế mới vui. Ô làm báo ngày ấy rất hiện đại chứ đâu khuôn mẫu như giờ...




Vào 14h30 chiều thứ bảy 23/04//2016, tại Salon Văn hóa quán Cà phê Thứ Bảy, 3A, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra buổi thuyết trình của TS Nguyễn Xuân Diện về Chủ đề: “HÁT Ả ĐÀO – CUỘC GẶP GỠ GIỮA THI CA VÀ ÂM NHẠC”. Chương trình do Giáo sư Chu Hảo chủ trì.

Trong không khí ấm cúng của một biệt thự cũ, treo nhiều tranh của các họa sĩ nổi tiếng, người đến dự chật toàn bộ tầng 2. Đông đảo các nhà trí thức, các nhà hoạt động nghệ thuật đã đến dự: Các giáo sư Nguyễn Thụy Loan, Mạc Văn Trang, Phạm Khiêm Ích, Nguyễn Văn Trọng, các nhà văn Hoàng Quốc Hải, Trần Nhương, Vũ Ngọc Tiến, các tiến sĩ Hoàng Quý Thân, Tạ Đình Thính, nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đức Bình, nhà nghiên cứu Hán Nôm Trần Kim Anh, đạo diễn Lý Thu Hà, các nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, Nguyễn Tuấn Thành (Thành Nikon)...