Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

HỌC GIẢ NGUYỄN ĐỔNG CHI - TẤM GƯƠNG SÁNG CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM THẾ KỶ XX

Trần Hữu Tá



TNc: Hôm nay (7-5-2015), tại TP Hồ Chí Minh cuộc Hội thảo nhân 100 năm nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đổng Chi được tổ chức. Nhân dịp này trang nhà sẽ giới thiệu một số tham luận tại Hội thảo. Nhớ hồi chúng tôi học Nguyễn Du khóa 1 đã được Thày đến giảng bài.


Nguyễn Đổng Chi sinh ngày 06/01/1915, nếu còn tại thế thì năm nay chúng ta có hạnh phúc được mừng ông tròn 100 tuổi. Thế nhưng tác giả Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đã vĩnh biệt học giới ngày 20-7-1984, tính đến nay đã non một phần ba thế kỷ. Với nhiều nhà nghiên cứu cao niên, nhất là các vị trong ngành folklore, ông vẫn như đang có mặt trong cuộc sống hôm nay, qua hệ thống công trình đồ sộ đạt chất lượng cao, qua nhiều kỷ niệm rất đẹp trong tâm tưởng của các thế hệ đồng nghiệp về nghị lực phi thường của ông trong quá trình tự học và lao động khoa học, về lòng yêu quê hương, yêu dân tộc sâu nặng cũng như về đức khiêm tốn, đôn hậu, nghĩa tình của ông trong suốt hơn 50 năm cầm bút.
Ông sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đang ngạt thở dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Hà Tĩnh quê ông là một vùng quê nghèo nhưng nổi tiếng là “địa linh nhân kiệt”. Gia đình ông có truyền thống xả thân vì nền độc lập của dân tộc. Ông cụ thân sinh – nhà giáo Nguyễn Hiệt Chi tức đầu xứ Thuận, tác giả Sáchmẹo tiếng Nam và Hán văn tân giáo khoa thư (nhiều tập, dùng cho các cấp học, do Nha học chính Đông Pháp xuất bản từ 1928 đến trước 1945), là một thành viên nòng cốt của Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Nguyễn Hàng Chi – chú ruột của Nguyễn Đổng Chi đã cầm đầu phong trào Duy Tân và chống sưu thuế rất quyết liệt ở Hà Tĩnh, bị thực dân Pháp xử chém ngày 13/7/1908.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

CÁC BÁC THÌ CÓ LỢI, DÂN CÓ THỂ CHỈ CÒN...RĂNG

Bùi Hoàng Tám

Dân chúng em không có tầm “nhìn xa, trộng rộng” như các bác mà chỉ mong dù chỉ một lần nhìn thấy tận mắt từ EVN ba chữ “hạ giá điện”. Còn xin gửi lại bác hai chữ “sẽ hạ” cùng điệp khúc “tăng tăng”. Và thật lòng, có lẽ chỉ các bác là thấy là có lợi, còn dân chúng em thì chỉ thấy còn... răng, phải không các bạn?! 



(Minh họa: Ngọc Diệp)
Vào Google hồi 12g ngày 27/8/2015, tìm “tăng giá điện” thấy khoảng 1,23 triệu kết quả (0,24 giây). Tìm “giảm giá điện”, có tới 37,2 triệu kết quả.
Điều khác nhau “nho nhỏ” là ở “tăng giá điện” hầu như chỉ thấy thông báo việc tăng giá bán điện và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với nền kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Còn “giảm giá điện” thì chỉ thấy giảm giá đồ điện, các sản phẩm liên quan đến điện còn tuyệt nhiên không có bất cứ một kết quả nào cho giảm giá bán điện.

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

NGƯỜI ĐỨNG TÊN THAY CHO NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN


 Ông Khải, người em rể  tận tâm của nhà thơ Phùng Quán (ảnh chụp năm 2007)

“ Tôi sinh năm Quí Mùi (1943), cái tuổi có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Các cụ bảo: Trai Đinh, Nhâm, Quí thì tài mà tôi không có chút năng khiếu gì về văn chương cả, nên tôi mới làm nghề chăn nuôi! Tác phẩm mang tên tôi: Như cánh cò vàng trong cổ tích.- Giải nhất cuộc thi sáng tác năm VHNT năm 1970, là của người anh vợ tài hoa và long đong- nhà thơ Phùng Quán”- ông Vũ Quang Khải chia sẻ.
Những tháng ngày mà nhà thơ Phùng Quán phải sống trong cảnh “Văn chui, rượu chịu, câu cá trộm”, nhiều bậc tiền bối đã kể nhiều lần rồi, tôi là hậu sinh chỉ nghe và không biết tại sao lúc ấy ông bị đối xử như vậy? Chuyện qua rồi đúng sai chẳng phải phần minh phân định. Hôm nay tôi kể câu chuyện của một người đã làm một việc nhỏ cho nhà thơ mà tôi có cơ duyện quen ông, một câu chuyện tử tế hiếm có giữa thời “nguy hiểm rập rình” và nó góp phần vào vô vàn chuyện tử tế để giúp nhà thơ long đong có tinh thần vượt qua sóng gió. Đó là chuyện của người đã đứng tên thay cho nhà thơ. Người đó là em vợ của nhà thơ - Ông Vũ Quang Khải.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

QUYỀN BIỂU THỊ CỦA NGƯỜI DÂN

Nguyễn Khắc Giang
Tác giả Nguyễn Khắc Giang

Nguyễn Khắc Giang

Tôi có dịp tham gia một cuộc biểu tình tại Zurich, thủ phủ của ngành ngân hàng toàn cầu, trong cơn bão phong trào Chiếm phố Wall hồi năm 2011. Người Thuỵ Sĩ thuộc đủ thành phần tụ tập ở Paradeplatz, nơi đặt trụ sở của Credit Suisse và UBS, để phản đối chính sách hỗ trợ ngành ngân hàng.
Những bộ não siêu phàm từ giới tinh hoa có đủ lý lẽ để cho rằng người dân không hiểu gì về sự phức tạp của hệ thống tài chính, qua đó nên để mọi việc cho nhà nước lo. Họ có thể cấm cuộc biểu tình, bởi các lý do thường thấy như gây bất ổn xã hội hay làm mất trật tự công cộng.
Nhưng điều đó đã không diễn ra. Người dân được tụ tập ở đó suốt hai ngày cuối tuần, giăng biểu ngữ, diễn thuyết về quan điểm của mình, phát tờ rơi, và thậm chí là nấu cháo miễn phí cho những ai tham gia. Cảnh sát và xe cứu thương được điều động đến để bảo vệ người biểu tình. Tất cả mọi thứ đều được tổ chức rất chu đáo, văn minh, và lịch sự.
Nhìn vào đó, không khó để hiểu vì sao Thuỵ Sĩ được cho là quốc gia có nền dân chủ trực tiếp, hình thái chính trị cho phép người dân bày tỏ chính kiến với chính quyền mà không thông qua trung gian tốt nhất thế giới.
Ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua việc người dân bày tỏ thái độ với một số chính sách xuất hiện nhiều hơn. Đó là phản ứng của người dân Hà Nội về việc chặt hạ cây xanh, của người Đồng Nai với dự án lấp sông xây đô thị, của người lao động TP HCM về Luật Bảo hiểm Xã hội, hay gần đây là vụ người dân Bình Thuận chặn quốc lộ 1A, yêu cầu EVN xử lý ô nhiễm môi trường.

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

KHÔI VŨ VÀ TRẦN NHƯƠNG NỖ LỰC QUẢNG BÁ VĂN HỌC

NVTPHCM


TNc: Rất cám ơn BBT trang Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh đã biểu dương Trần Nhương và Khôi Vũ. Chúng tôi cố gắng thông tin đến bạn bè những thông tin về hoạt động văn chương và đồng nghiệp theo sức nhỏ bé của mình. 

NVTPHCM- Từ khi xuất hiện internet đến nay ở Việt Nam có nhiều nhà văn đã tham gia quảng bá tác phẩm chính mình và đồng nghiệp, nổi bật là nhà thơ Trần Nhương và nhà văn Khôi Vũ.


Nhà văn Khôi Vũ - Nguyễn Thái Hải ở Đồng Nai là người sớm chơi blog, rồi lập trang Gác Văn dưới dạng PDF, đều đặn xuất bản mỗi tháng 2 kỳ bằng bản tin tổng hợp, đăng tải tác phẩm của ông và đồng nghiệp cùng tin tức văn hoá văn nghệ. Đến đầu tháng 5.2015, Gác Văn đã ra được 100 số. Đúng lúc này, do mắt kém và công việc sáng tác bề bộn, nhà văn Khôi Vũ đã thông báo dừng Gác Văn.