Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

XIN CẢM ƠN NHỮNG NHÀ BÁO TRUNG THỰC

Hà Văn Thịnh


Sau khi phát động chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”, Tập Cận Bình tuyên bố với báo giới rằng ông ta là người “theo chủ nghĩa đạo đức thanh bạch”(!?) Khỏi phải nói là cái chất “tự bạch” hàm ý trong đó đã làm nức lòng hàng triệu người Trung Quốc bởi, có lẽ lòng căm thù của người dân Trung Quốc đối với quốc nạn tham nhũng chẳng kém gì căm ghét lũ ngoại xâm…
Chiến dịch chống tham nhũng của Tập đã TẢ (đánh) cho những kẻ không cùng phe phái thân tàn ma dại: 30.000 đảng viên cao cấp và trung cấp của Tàu Cộng bị thanh trừng!
Có vài người đồng nghiệp của tôi từng bày tỏ ước gì ta có ai đó mạnh tay như Tập! Họ ngây thơ và cả tin đến nỗi sống bao nhiêu năm mà chẳng nhận ra bản chất của Trung Hoa: Một trong những “đặc thù” của họ là nói một đằng, làm một nẻo; hay, như dân gian vẫn truyền miệng, “nói dzậy mà không phải dzậy”.
Không ít người tỉnh táo vẫn luôn đặt câu hỏi rằng đằng sau của “đả hổ diệt ruồi” là gì, rằng Tập có thực sự thanh bạch, sáng trong như tiết thanh minh của đất trời(?)…
Tuy nhiên, chẳng có chứng cớ về cái sự u u minh minh của các khối tài sản tham nhũng nào đó nên dư luận chỉ còn biết thở dài…
Thế rồi, “Tin đâu như sét đánh ngang/ Tập Cận đang nói bỗng dưng… vỡ Bình”…
The Panama Papers (PP, Hồ sơ Panama) là quả bom nguyên tử về thông tin, truyền thông: Lịch sử nhân loài chưa bao giờ chứng kiến vụ rò rỉ tai họa với khối lượng tin mật nhiều như thế.


PP chỉ mới công bố 1 phần ngàn thông tin trong số11,5 triệu tài liệu và hàng triệu file dữ liệu mà Thủ tướng Iceland đã phải từ chức, Putin và Tập phải ra rả thanh minh rằng đó là “âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch”…
CHƯA BAO GIỜ chúng ta được biết, hiểu và cảm phục có những nhà báo TRUNG THỰC, TÍN NGHĨA nhiều đến thế: 370 nhà báo đến từ 80 quốc gia đã đồng lòng giữ bí mật để xử lí núi hồ sơ đó trong nhiều tháng mà tuyệt đối không có tin tức rò rỉ ra bên ngoài!
Đạo đức tuyệt vời của các nhà báo đó còn thể hiện ở chỗ, họ nhất trí không tung lên mạng như Wikileaks vì như thế có thể ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của rất nhiều người vợ, người mẹ và vô số những đứa trẻ… Rõ ràng, cũng là làm báo nhưng cách làm của những người theo đuổi Leakivism (“chủ nghĩa rò rỉ thông tin toàn diện”) không thật sự đáng trân trọng như cách nghĩ của PP.
TẬP sẽ chẳng thể nói gì nữa khi 7 Ủy viên Bộ Chính trị (đương nhiệm và nguyên) và anh rể của ông ta, Đặng Gia Quý (chồng của chị ruột của Tập) có tên trong danh sách đó. Kể từ nay, dẫu Tập có mở thêm chiến dịch “đả sói, diệt mèo” nào nữa cũng chẳng còn ai tin ông ta.
Cái gọi là “đạo đức” của Tập suy ra cho đến cùng cũng chỉ là “luật chơi” của lợi ích PHE nhóm, phe này hạ bệ phe kia – ĐẶC THÙ của Tàu …
Xin cảm ơn những nhà báo trung thực và dũng cảm vẫn còn rất nhiều trên trái đất này!...

Nguồn Vanhoanghean

1 nhận xét:

  1. Xin gửi đến bác bài báo này đã đăng từ thế kỷ trước

    TRAO CHO BÁO CHÍ
    - Thưa các vị đại biểu. Tình hình tham nhũng đã đến lúc báo động hết cấp. Nếu chúng ta không tích cực chống tham nhũng thì nước ta sẽ rơi vào tình trạng thắng trong chiến tranh, thua trong hoà binh, quá khứ thì hào hùng, tương lai thì tụt hậu. Nay ta đã vào WTO, nếu không chống tham nhũng thì khó hòa vào xu thế chung.
    Trên đây là câu mở đầu bài phát biểu của một vị trong ban tổ chức Hội nghị chống tham nhũng. Hội nghị chống tham nhũng lần này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
    Thành phần tham dự Hội nghị rất đông, toàn các cán bộ lãnh đạo của các bộ, các đoàn thể, các ngành, như công an, toà án, viện kiểm sát, y tế, sử học, xã hội học... và dĩ nhiên có các cơ quan báo chí.
    Nhà sử học nói rằng trong lịch sử của dân tộc ta, thời nào tham nhũng nhiều nhất thì thời ấy kỷ cương phép nước không nghiêm và khó vững bền. Nhà xã hội học cho rằng một xã hội đầy rẫy tham nhũng là một xã hội thối nát, mất cân bằng, sẽ gây ra nhiều tệ nạn xã hội khác và có thể dẫn đến suy vong.
    Tất cả các vị đại biểu đều thống nhất ý kiến là tác hại của tệ tham nhũng rất lớn và cần chống ngay, chống mạnh mẽ, chứ không thể để nó trở thành “quốc nạn”.
    Thế nhưng khi bàn biện pháp thì vị nào cũng nêu lên khó khăn. Ngành y tế nêu ý kiến là muốn chống tham nhũng thì phải cải tạo gien, loại trừ gien tham nhũng. Nhưng đây là vấn đề khoa học, không thể làm ngay được mà phải chờ vài thế hệ sau. Chính trong ngành này cũng có tham nhũng, nếu đề ra biện pháp hữu hiệu chống tham nhũng thì chẳng khác nào cầm con dao cự chặt đứt cánh tay mình. Ngành nội chính thì cho rằng muốn cách chức những cán bộ tham nhũng thì không còn cán bộ lãnh đạo làm việc. Ngành toà án thì cho rằng muốn chống tham nhũng thì hiện nay không đủ thẩm phán để xét xử, mà phải đào tạo vài chục khóa nữa mới đủ số lượng và chất lượng cũng như trình độ, còn các thẩm phán hiện nay thì đã chai sạn với tham nhũng. Ngay trong ngành cũng có quan chức tham nhũng tiền đầu tư cho dự án nâng cao chất lượng xét xử. Ngành công an cho rằng muốn tống giam những cán bộ tham nhũng thì lấy đâu ra kinh phí để xây thêm nhà tù. Có khi còn xảy ra tình trạng tham nhũng cả kinh phí dành cho việc xây thêm nhà tù. Viện kiểm sát cho rằng có cả những người lãnh đạo của Viện kiểm sát cũng tham nhũng và gây cản trở cho công việc của ngành.
    Cuối cùng có vị đại biểu nêu ý kiến là nên giao việc chống tham nhũng cho báo chí là thuận tiện nhất, gọn nhẹ nhất mà lại có thể làm ngay. Mọi người hỏi “vì sao” thì vị đại biểu này nói:
    - Vì đó là chống trên mặt báo.

    Còn bài nữa là bài "Báo ngửi" sẽ or đến bác vào dịp khác. Cám ơn bác. Chỉ muốn đọc bài của bác để xem có hợp gu thì ta cộng tác viết cuốn "Những thói hư tạt xấu của nhà báo Việt Nam"

    Trả lờiXóa