Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

GẠC MA 1988: GỌI ĐÚNG TÊN "CUỘC CHIẾN XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC"


Baodatviet

(Quan hệ quốc tế) - Cuộc chiến bảo vệ Gạc Ma của hải quân Việt Nam được khẳng định là một thiên anh hùng chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ chủ quyền đất nước.

  • “Vòng tròn bất tử” bảo vệ chủ quyền trên đá Gạc Ma

Về phía Trung Quốc, sau khi chiếm hàng loạt bãi đá, vào đầu tháng 3-1988, chúng đã huy động lực lượng của hai hạm đội tiếp tục mở rộng lấn chiếm, tăng số tàu chiến từ 9 lên 12 tàu gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu kéo và 1 xuồng đổ bộ lớn.
Trong khi đó, chúng ta chỉ có vài tàu vận tải và vận tải đổ bộ, không có pháo hạm, trên tàu đều chỉ mang lương thực, xi măng cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn, chỉ có một số loại vũ khí cá nhân ít ỏi như tiểu liên AK, súng chống tăng B-40, B-41…
Trước khi đi, tất cả các chiến sĩ trên tàu, chủ yếu chỉ là công binh, đều được quán triệt là không nổ súng trước, nhằm tránh việc Bắc Kinh vu vạ là Việt Nam nổ súng tấn công khiêu khích trước. Mặc dù như thế nhưng quân xâm lược dã man đã đổi trắng thay đen, vu cáo tàu vận tải Việt Nam tấn công tàu chiến của họ!!!
Khi tàu ta thả neo ở Gạc Ma và Cô Lin chiều 13-3, 3 tàu Trung Quốc bắt đầu di chuyển đội hình áp sát đảo. Bên ta dùng xuồng vận tải chở vật liệu xây dựng xuống đảo, đồng thời một nhóm chiến sĩ gồm Trung úy Trần Văn Phương và 4 đồng chí khác nhận lệnh vào đảo cắm cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền.
Sáng sớm ngày 14-3, khi tổ cắm cờ và giữ cờ gồm 5 người, do Trung úy Trần Văn Phương chỉ huy, cùng với khoảng 20 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ thì bất ngờ 4 tàu Trung Quốc chạy đến. Một tàu đậu ở xa, còn 3 tàu áp sát đảo, cách chừng 300m.
6h30 ngày 14-3, Trung Quốc thả xuồng máy chuyển khoảng 50 tên lính mang vũ khí lên Gạc Ma. Chúng bao vây theo thế vòng cung men theo bãi san hô, có chỗ, hai bên cách nhau chỉ chừng một mét. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc.
Sau một hồi giằng co và uy hiếp tinh thần nhưng không uy hiếp được những chiến sĩ công binh chỉ có tay không và xà beng, cuốc xẻng, tên sĩ quan chỉ huy của Trung Quốc bắn súng chỉ thiên phát lệnh cho binh lính, rồi chĩa thẳng vào bụng Trung úy Phương bóp cò.
Gac Ma-1988: Goi dung ten 'cuoc chien xam luoc cua Trung Quoc'
Pháo 37mm trên tàu chiến Trung Quốc bắn thẳng vào bộ đội công binh Việt Nam trên biển
Anh ngã xuống nhưng tay vẫn giữ chặt cán cờ tổ quốc và hô to hô: "Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân".


Giữa vòng vây quân thù, binh nhất Nguyễn Văn Lanh vừa đỡ lá cờ trên tay Trung úy Phương vừa đá văng khẩu súng trên tay tên sĩ quan Trung Quốc. Một tên lính gần đó đâm lưỡi lê vào binh nhất Lanh. Anh gục xuống nhưng tay vẫn ghì chặt cán cờ.
Liền sau đó, lính Trung Quốc dùng AK bắn xối xả vào các chiến sĩ trên đảo, nhưng không phá được vòng tròn bảo vệ cờ Tổ quốc của lính Việt Nam (sau này được mệnh danh là “Vòng tròn bất tử”) nên chúng rút về tàu rồi dùng pháo, súng máy bắn thẳng vào lính công binh của ta.
Đồng thời, tàu Trung Quốc dùng tất cả các loại hỏa lực, bao gồm trọng liên 12,7mm, pháo 37mm cho tới pháo 76,2mmm, pháo 100mm, có cả dàn ống phóng rocket 12 nòng tấn công tàu HQ-604 và những người lính Việt Nam trên đảo Gạc Ma.
Sau đợt pháo kích, Hải quân Trung Quốc cho xuồng đổ bộ xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy quân trên tàu sử dụng các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt khiến lính Trung Quốc phải bỏ xuồng nhảy xuống biển bơi trở về tàu.
Trung Quốc tiếp tục nã pháo từ xa, tàu 604 của Việt Nam không có pháo hạm nên không thể đánh trả, bị chúng bắn thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ cùng một số thủy thủ đã hi sinh cùng tàu ở khu vực đá Gạc Ma.

DANH SÁCH ANH HÙNG LIỆT SĨ ĐÃ HY SINH
CHO TỔ QUỐC TRƯỜNG TỒN
TRONG TRẬN HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA NGÀY 14-3-1988
1. Trần Văn Phương 1965 Thiếu uý B trưởng 3-1983 Gạc Ma Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình
2. Trần Đức Thông 1944 Trung tá Lữ phó Gạc Ma Minh Hoà, Hưng Hà, Thái Bình
3. Nguyễn Mậu Phong 1959 Thượng uý B trưởng 11-1977 Gạc Ma Duy Ninh, Lệ Ninh, Quảng Bình
4. Đinh Ngọc Doanh 1964 Trung uý B trưởng 9-1982 Gạc Ma Ninh Khang, Hoa Lư, Ninh Bình (Cam Nghĩa, Cam Ranh, Khánh Hoà)
5. Hồ Công Đệ 1958 Trung uý (QNCN) Y sĩ 2-1982 Gạc Ma Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hoá
6. Phạm Huy Sơn 1963 Chuẩn uý (QNCN) Y sĩ 2-1982 Gạc Ma Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An
7. Nguyễn Văn Phương 1969 Trung sĩ Cơ yếu 3-1987 Gạc Ma Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình
8. Bùi Bá Kiên 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1986 Gạc Ma Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng
9. Đào Kim Cương 1967 Trung sĩ Báo vụ 2-1985 Gạc Ma Vương Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
10. Nguyễn Văn Thành 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1982 Gạc Ma Hương Điền, Hương Khê, Hà Tĩnh
11. Đậu Xuân Tứ (Tư) 1964 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1985 Gạc Ma Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ An
12. Lê Bá Giang 1968 Hạ sĩ Báo vụ 3-1987 Gạc Ma Hưng Dũng, Vinh, Nghệ An
13. Nguyễn Thanh Hải 1967 Hạ sĩ Quản lý 3-1986 Gạc Ma Sơn Kim, Hương Sơn, Hà Tĩnh
14. Phạm Văn Dương 1967 Hạ sĩ A trưởng 3-1986 Gạc Ma Nam Kim 3, Nam Đàn, Nghệ An
15. Hồ Văn Nuôi 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 8-1985 Gạc Ma Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An
16. Cao Đình Lương 1967 Trung sĩ A trưởng 8-1985 Gạc Ma Trung Thành, Yên Thành, Nghệ An
17. Trương Văn Thịnh 1966 Trung sĩ Chiến sĩ 8-1985 Gạc Ma Bình Kiến, Tuy Hoà, Phú Yên
18. Võ Đình Tuấn 1968 Trung sĩ Quản lý 8-1986 Gạc Ma Ninh Ích, Ninh Hoà, Khánh Hoà
19. Phan Tấn Dư 1966 Trung sĩ Báo vụ 2/1986 Gạc Ma Hoà Phong, Tây Hoà, Phú Yên
20. Vũ Phi Trừ 1955 Đại uý Thuyền trưởng HQ604 Đội 10, Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hoá
21. Vũ Văn Thắng Thượng uý Thuyền phó HQ604 Văn Hàn, Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình
22. Phạm Gia Thiều 1962 Thượng uý Thuyền phó HQ604 Hưng Đạo, Đông Hạ , Nam Ninh , Nam Định
23. Lê Đức Hoàng 1962 Trung uý Thuyền phó HQ604 Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hoá
24. Trần Văn Minh 1962 Thiếu úy (QNCN) Máy trưởng HQ604 Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An
25. Đoàn Khắc Hoành 1959 Thượng sĩ Trưởng thông tin HQ604 163 Trần Nguyên Hãn, Q. Lê Chân, Hải Phòng
26. Trần Văn Chức 1965 Hạ sĩ Nv cơ điện HQ604 Đội 1, Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình
27. Hán Văn Khoa 1962 Trung sĩ Nv cơ điện HQ604 Đội 6, Văn Lương, Tam Nông, Phú Thọ
28. Nguyễn Thanh Hải 1968 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Mỹ Ca, Chính Mỹ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng
29. Nguyễn Tất Nam 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ An
30. Trần Khắc Bảy 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Lê Hồ, Kim Bảng, Hà Nam
31. Đỗ Viết Thành 1964 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hoá
32. Nguyễn Xuân Thuỷ 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Phú Linh, Phương Đình, Trực Ninh , Nam Định
33. Nguyễn Minh Tân 1956 Thượng uý E83 công binh HQ604 Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình
34. Võ Minh Đức 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Liên Thuỷ, Lệ Ninh, Quảng Bình
35. Trương Văn Hướng 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Hải Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình
36. Nguyễn Tiến Doãn Binh nhất A trưởng E83 HQ604 Ngư Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
37. Phan Hữu Tý 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Phong Thuỷ, Lệ Thủy, Quảng Bình
38. Nguyễn Hữu Lộc 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 22 Hoà Cường, Đà Nẵng
39. Trương Quốc Hùng 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 55, Hoà Cường, Đà Nẵng
40. Nguyễn Phú Đoàn 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 47, Hoà Cường, Đà Nẵng
41. Nguyễn Trung Kiên 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Nam Tiến, Nam Ninh , Nam Định
42. Phạm Văn Lợi 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Tổ 53, Hoà Cường, Đà Nẵng
43. Trần Văn Quyết 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Quảng Thuỷ, Quảng Trạch, Quảng Bình
44. Phạm Văn Sỹ 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 7, Hoà Cường, Đà Nẵng
45. Trần Tài 1969 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 12, Hoà Cường, Đà Nẵng
46. Lê Văn Xanh 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 38, Hoà Cường, Đà Nẵng
47. Lê Thể 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 29 An Trung Tây, Đà Nẵng
48. Trần Mạnh Việt 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Tổ 36, Bình Hiên, Đà Nẵng
49. Trần Văn Phòng 1962 Thượng uý C trưởng E83 HQ604 Minh Tân, Kiến Xương, Thái Bình
50. Trần Quốc Trị 1955 Binh nhất A trưởng E83 HQ604 Đông Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
51. Mai Văn Tuyến 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Tây An, Tiền Hải, Thái Bình
52. Trần Đức Hoá 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình
53. Phạm Văn Thiềng 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Đông Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
54. Tống Sỹ Bái 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Khóm 3, phường 1, Đông Hà, Quảng Trị
55. Hoàng Anh Đông 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Khóm 2, phường 2, Đông Hà, Quảng Trị
56. Trương Minh Phương 1963 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình
57. Hoàng Văn Thuý 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Hải Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình
58. Võ Văn Tứ 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình
59. Phan Hữu Doan 1960 Trung uý Thuyền phó HQ605 Chí Tiên, Thanh Hòa, Phú Thọ
60. Bùi Duy Hiển 1966 Trung sĩ Báo vụ HQ605 Thị trấn Diêm Điền, Thái Thuỵ, Thái Bình
61. Nguyễn Bá Cường 1962 Thượng sĩ Học viên HVHQ HQ605 Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam
62. Kiều Văn Lập 1963 Thượng sĩ Học viên HVHQ HQ605 Phú Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
63. Lê Đình Thơ 1957 Thượng uý (QNCN) Nv đoàn 6 HQ605 Hoằng Minh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá
64. Cao Xuân Minh 1966 Binh nhất Chiến sĩ đoàn 6 HQ605 Hoằng Quang, Hoằng Hoá, Thanh Hoá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẠI SAO ĐÀI LOAN QUAN TRỌNG VỚI THẾ GIỚI

  Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng Nguồn: Gideon Rachman, “ Why Taiwan matters to the world ,” Financial Times, 10/04/2023 Biên dịch: Nguyễn ...