Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

LẦN ĐẦU ĐỌC SÁCH CỦA GS VŨ KHIÊU

Kết quả hình ảnh cho GS vũ khiêu

Hoàng Tuấn Công



Hôm qua đi nhà sách, tôi thấy cuốn “Hồ Chí Minh ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam” của GS Vũ Khiêu (NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội 2004). Được biết, GS Vũ Khiêu có cụm công trình được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, nhưng tôi chưa bao giờ có ý định tìm đọc (tôi cũng chưa từng đọc bất cứ cuốn sách nào của ông).

Với cuốn Hồ Chí Minh ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam”, dù chưa đọc, nhưng tôi đã mường tượng nội dung cuốn sách viết gì. Định bỏ qua, vì ngó vào những cuốn thế này chỉ tổ mất thời gian. Tuy nhiên, nhớ lại mới đây Thanh Hoá đã sử dụng toàn bộ nội dung hoành phi câu đối do GS Vũ Khiêu biên soạn, xào xáo (mà trước đây tôi có viết mấy bài phê phán) để đưa vào thờ trong Đền thờ bà mẹ Việt Nam và các anh hùng liệt sĩ Hàm Rồng, nên tự nhủ đọc lướt cuốn sách này xem thế nào.


Quả nhiên, nội dung sách toàn là những điều quen thuộc, đã được người ta phân tích, nói đi nói lại hàng chục năm trước, giờ đến GS Vũ Khiêu “xào lại”. Ví dụ “Phần I - Hồ Chí Minh qua cuộc hành trình tìm đường cứu nước”; “Phần II - Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức”; “Phần IV - Hồ Chí Minh với các vấn đề nghệ thuật và tôn giáo”; “Phần V - Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sĩ”,v.v…

Duy có mục “Văn bia, hoành phi, câu đối, bài minh tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ” (thuộc phần V) là mang dấu ấn riêng của GS Vũ Khiêu. Ví dụ, “bài minh” trên quả chuông ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn:

CUỐN SÁCH KHÔNG CHỈ LẠ VÀ VUI


Nguyễn Khắc Phê

(Đọc “Kim Kổ Kì Kuặc Ký”, tiểu thuyết của Trần Nhương,
Kết quả hình ảnh cho Kim kổ kỳ kuặc ký

NXB Hội Nhà văn và Công ty CP sách Bách Việt, 2016)

Cuốn sách báo hiệu cái sự “lạ” từ nhan đề với 5 chữ “K”; và đã ghi rõ là “Ký”, nhưng “chính danh” lại xác định thể loại là “tiểu thuyết”! Sách gồm 21 chương thì 3 chương đầu lại của một tác giả khác - nhà văn Bão Vũ; mỗi chương đều có hai câu thơ “mào đầu” theo kiểu tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa (như Tam quốc chí); ví như Chương 1 được dẫn bằng 2 câu: “Mao Tôn Úc bị đòn hàng thịt / Hành phương Nam, Trưởng Thượng ra tay”; hay Chương 13 là “Mao Tôn Úc ngẩn ngơ bị lạc / Tiểu Đàm Linh bất chợt thoát y”…
Quả là lâu rồi, trên văn đàn mới có một cuốn sách lạ và vui như thế! Qua 4 câu thơ “dẫn chuyện”, đã rõ Mao Tôn Úc là một nhân vật chính của tiểu thuyết. Theo tác giả thì ông ta là chít nội của Mao Tôn Cương - người có tài bình luận văn chương từ đời nhà Thanh, vì “không giữ được mồm miệng, chê văn người ta” nên có lần bị đánh liệt giường, phải lánh sang thành Thăng Long, đất Đại Việt… Thế là rành rành “chuyện Kổ”, nhưng ngay trong Chương 1, Mao Tôn Úc đang giả làm hành khất kiếm ăn lại thấy quán “Trần Nhương chấm com”! Chủ quán chính là tác giả cuốn tiểu thuyết này, tháng 12/2016 vừa kỷ niệm tròn 10 năm lập “Con Web” với 25 triệu lượt người truy cập; “lão ta” không cần thay tên đổi họ kiểu “hư cấu”, tự xưng là “Nhương tác nghiệp, vốn là văn nhân có tài thi họa…”, nên cũng rành rành là “chuyện Kim” hôm nay. Chỉ một chi tiết Mao Tôn Úc đói mờ mắt, không biết tiếng Việt, đọc thành quán “Trần Dương chấm cơm”, nghĩ quán này bán món tái dê ăn với cơm, nên mò vào, đã vui rồi!...

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

NGUYỄN TRỌNG TẠO, MỘT CÂY SI VỚI MỘT CÂY BỒ ĐỀ


Nguyễn Đức Tùng






Chúng ta đi tìm trong thơ tiếng nói của chính mình. Chúng ta nói trong những ước thúc chặt chẽ của ngôn ngữ và âm nhạc. Chúng ta nói chúng một cách tự do.
Khi chuyển hướng vào thời kỳ sau chiến tranh, những năm tám mươi, Nguyễn Trọng Tạo đi tìm tiếng nói ấy. Vang lên từ một thế giới không ổn định, mà biến động, đầy những ráp nối của hy vọng và tuyệt vọng, của trữ tình và thế sự.
không có số đo chuẩn mực cho tình yêu buồn thương thù hận
anh viết văn làm thơ theo chuẩn mực nào đây
Anh nổi tiếng là người phóng khoáng, thích vui chơi, nhẹ nhõm, nhưng trong thơ, anh cẩn trọng và sắc bén. Chống lại suy đồi của một xã hội xuống dốc, không một nhà thơ có lương tâm nào còn có thể viết mãi một loại thơ hiền lành lãng mạn như tiền chiến, hay có chất lý tưởng như trong chiến tranh. Nhiều bài thơ của anh ghi dấu ấn kêu gọi, tố cáo, xung đột, chứa đựng sự bùng vỡ.

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

MONG LẮM LỜI NÓI THẬT TRONG MỘT "NGÀY NÓI DỐI"


Bùi Hoàng Tám



 (Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Ngày Cá tháng tư (1/4) có nguồn gốc từ phương Tây, xuất hiện khoảng những năm cuối của thế kỉ 14. Đây được coi là ngày nói đùa, ngày hội vui vẻ của những người vốn có đầu óc tinh nghịch và hài hước. Ở một số quốc gia, người ta thường hay tạo ra những tin đồn để đùa giỡn với nhau.
Không rõ thời điểm du nhập vào Việt Nam nhưng từ nhiều năm nay, nó khá phổ biến, được coi là “Ngày nói dối”.