TNc: Bài thơ này tôi viết năm 2011 khi đi trại sáng tác tại Cao Bằng. Nhà thơ Vũ Bình Lục hiểu lòng nhau và viết baifbinhf rất hay. Xin giới thiệu lại bài viết này...
TRÙNG KHÁNH
TRÙNG KHÁNH
Nghiêng ngả Trùng Khánh
Hạt dẻ bùi điệu hát Dá Hai (*)
Em gái Tày ơi
Cho anh về Bản Giốc
Nước Quây Sơn trong như nước mắt
Khóc những ngày bão giông…
Hạt dẻ bùi điệu hát Dá Hai (*)
Em gái Tày ơi
Cho anh về Bản Giốc
Nước Quây Sơn trong như nước mắt
Khóc những ngày bão giông…
Trùng Khánh
Ai mời “quả cả cây
Rượu cả chum” (**)
Nụ cười mời người ở lại
Ngô mía mát đồng con gái
Em mùa phơi mầu
Ai mời “quả cả cây
Rượu cả chum” (**)
Nụ cười mời người ở lại
Ngô mía mát đồng con gái
Em mùa phơi mầu
Trùng Khánh
Đàn tính với điệu then
Như hạt dẻ trộn nếp nương
Ăn một lần cả đời chỉ nhớ
Đàn tính với điệu then
Như hạt dẻ trộn nếp nương
Ăn một lần cả đời chỉ nhớ
Trùng Khánh
Dằng dặc đường biên
Dằng dặc màu chàm
Dằng dặc lính biên phòng
Dằng dặc anh
Dằng dặc đường biên
Dằng dặc màu chàm
Dằng dặc lính biên phòng
Dằng dặc anh
Trùng Khánh
Núi như thành
Ngọn như kiếm
Biên cương thức với Kỳ Sầm(***)
Sông Hiến sông Bằng
Khâu Liêu sừng sững
Núi như thành
Ngọn như kiếm
Biên cương thức với Kỳ Sầm(***)
Sông Hiến sông Bằng
Khâu Liêu sừng sững
Trùng Khánh
Trùng Khánh
Một tiếng cười Quây Sơn…
Trần Nhương
Trùng Khánh
Một tiếng cười Quây Sơn…
Trần Nhương
(*): Dá Hai: Một điệu dân ca Nùng
(**): Thơ Y Phương
(***): Kỳ Sầm: Một tên khác của Nùng Trí Cao
(**): Thơ Y Phương
(***): Kỳ Sầm: Một tên khác của Nùng Trí Cao
Lời bình của Vũ Bình Lục
Nhà thơ Trần Nhương viết Trùng Khánh, khi ông tham gia trại viết do Hội Nhà văn Việt Nam kết hợp với địa phương tổ chức tại Cao Bằng. Khi bài thơ được công bố trên Tuần báo Văn Nghệ, tôi “Alô” chúc mừng nhà thơ về sáng tác mới, Trần Nhương vui lắm, nói rằng, để trả nghĩa Cao Bằng đấy ! Riêng tôi thì nghĩ thêm, có lẽ cái nghĩa phải trả cho một miền quê sơn cước mà Trần Nhương nói vui ở đây, không thể chỉ là hơn chục ngày trời ở trại viết, ông và những thành viên của đoàn nhà văn đã được địa phương biệt đãi nhiều điều. Cái nghĩa mà non nước Cao bằng để lại cho thi sĩ Trần Nhương, cho các nhà văn nhà thơ dự trại, cho cả nước Nam ta, chắc chắn còn là những giá trị thiêng liêng, lung linh, sâu đằm trầm tích văn hoá và lịch sử. Đó cũng chính là ý tưởng chủ đề mà nhà thơ Trần Nhương đã thể hiện trong một bài thơ hay, có thể xem là mới nhất của ông!
Trùng Khánh, chính là một địa danh, một huyện vùng biên cương phía bắc của tỉnh Cao Bằng, Trần Nhương lấy làm nhan đề cho bài thơ. Mở đầu, thi sĩ họ Trần viết:
Nghiêng ngả Trùng Khánh / Hạt dẻ bùi điệu hát Dá Hai / Em gái Tày ơi / Cho anh về Bản Giốc / Nước Quây Sơn trong như nước mắt / Khóc những ngày bão giông…
Đấy là vài nét gợi về Trùng Khánh trong hiện tại, với cuộc rượu nghiêng ngả đất trời. Đã lên với Cao bằng, với Trùng Khánh này, thì phải say cho hết cỡ, mới thoả lòng nhau! Cũng chả cần cao lương mĩ vị gì lắm đâu, nhưng tấm lòng với nhau thì là vô lượng, vô biên. Và hạt dẻ bùi. Và điệu hát Dá Hai, một điệu hát dân ca bao đời nay mê đắm lòng người. Và cả em gái Tày xinh đẹp nữa! Không có em thì non nước Cao Bằng sẽ không thể là Cao bằng, không thể Trùng Khánh theo đúng nghĩa đủ đầy của hồn vía phong thuỷ xứ này! Lại còn thác Bản Giốc, một địa danh, một danh lam thắng cảnh, cũng không thể nào không đến, khi đã dặt chân vào cõi nước non Cao Bằng trầm tư huyễn hoặc…
Nhưng mà Nước Quây Sơn trong như nước mắt / Khóc những ngày bão giông…Thế nghĩa là không chỉ vẽ cảnh đẹp của thác, của suối trong xanh, tác giả còn phả hồn cho suối, bằng một liên tưởng so sánh không mới, nhưng mà rất gợi và sâu. Nước Quây Sơn trong như nước mắt / Khóc những ngày bão giông…Nếu những ai quan tâm đến lịch sử, đến địa lịch sử, cũng thừa biết đất đai tổ quốc ta xưa, còn ở sâu vào phía bắc cái thác Bản Giốc này, vậy mà nay thác Bản Giốc phải chia đôi! Bao máu xương đã đổ xuống nơi biên tái này, kẻ lữ hành ngậm chén rượu đắng, nghĩ suy trăn trở bao điều trớ trêu của lịch sử, sao không thể rưng rưng lệ? Mà cả dòng suối Quây Sơn kia cũng là dòng lệ xót đau, xót thương những ngày bão giông đã xa, và cả chưa xa của đất nước này…Câu thơ khiến người đọc nao nao buồn, không chỉ vì âm điệu thơ bỗng dưng chùng xuống, mà chính ở sự gợi mở ngậm ngùi những cảm thức nhói đau lịch sử!
Chỉ một thoáng thế thôi, rồi lại trở về với thực tại, với tấm lòng người và đất Cao Bằng. Quý mến khách, nên mời khách “rượu cả chum, quả cả cây”, thật là chân tình nồng ấm. Và nhất là “em”, người đẹp Cao Bằng, với nụ cười không cho khách về, mà về sao được, khi mà “Em mùa phơi màu”, rưng rức phì nhiêu xuân sắc? Còn nhớ thi nhân Vạn Sở đời Đường, khi tả sắc đẹp mê hồn của một “Em” vũ nữ, đã phải buột miệng thốt lên: “Ta ngờ hôm nay sẽ chết tại nhà nàng”! Hoá ra thi nhân đời nào bụng dạ cũng thế cả thôi, nhưng người xưa tế nhị, sâu sắc hơn nhiều, chứ không bỗ bã “ăn sống nuốt tươi” như người của thời hiện đại. Thi sĩ Trần Nhương đã ngoại thất tuần, mà còn đa tình đáo để. Nhưng lão thi sĩ này lại tiếp nối được cái cách “phô diễn” của người xưa, theo cách riêng rất kín đáo và gợi nhiều mĩ cảm phồn thực của mình.
Rồi thì “Đàn tính với điệu then / Hạt dẻ trộn nếp nương / ăn một lần chỉ nhớ! Lại còn cả Dằng dặc biên cương / Dằng dặc màu chàm / Dằng dặc lính biên phòng”, và cả “Dằng dặc anh” nữa chứ! Tấm lòng đồng cảm, đồng điệu của thi nhân như thể đã trải ra với bát ngát Trùng Khánh, bát ngát cao Bằng, với niềm tự hào và tình yêu tổ quốc, đắm đuối mà rất nhiều ý vị.
Những câu thơ còn lại, tác giả đặc tả núi non Trùng Khánh, trùng trùng dựng lên như luỹ như thành, nhọn sắc như kiếm, bao đời nay che chắn cho đất trời phương Nam, ngăn vó ngựa xâm lăng tràn xuống từ phương bắc. Địa linh và nhân kiệt, không thể không nhớ tới một người anh hùng dân tộc, biểu tượng linh hồn bất khuất của nước non này, đó chính là Nùng Trí Cao, còn có tên gọi khác là Kỳ Sầm. Những sông Hiến sông Bằng, những Khâu Liêu sừng sững, những Nùng Trí Cao anh hùng lẫm liệt, đã cùng nhau làm nên một trùng Khánh, một Cao Bằng uy nghi và vĩ đại. Thế nên, người Đại Việt khi đặt chân đến đây, ai mà chẳng rưng rưng những cảm xúc tự hào!
Trần Nhương đã viết được một bài thơ hay, theo thủ pháp “đồng hiện”, đan xen nhiều cảm xúc đời thường với chiều sâu nghĩ ngợi xa xăm, lắng đọng những suy tư thầm kín và sâu sắc.
Hà Nội 11-2011
V.B.L
(Ảnh: Trần Nhương, Hoàng Quốc Hải, Vũ Bình Lục, Đinh Hoàng Thắng và một số nhà báo)
Trùng Khánh, chính là một địa danh, một huyện vùng biên cương phía bắc của tỉnh Cao Bằng, Trần Nhương lấy làm nhan đề cho bài thơ. Mở đầu, thi sĩ họ Trần viết:
Nghiêng ngả Trùng Khánh / Hạt dẻ bùi điệu hát Dá Hai / Em gái Tày ơi / Cho anh về Bản Giốc / Nước Quây Sơn trong như nước mắt / Khóc những ngày bão giông…
Đấy là vài nét gợi về Trùng Khánh trong hiện tại, với cuộc rượu nghiêng ngả đất trời. Đã lên với Cao bằng, với Trùng Khánh này, thì phải say cho hết cỡ, mới thoả lòng nhau! Cũng chả cần cao lương mĩ vị gì lắm đâu, nhưng tấm lòng với nhau thì là vô lượng, vô biên. Và hạt dẻ bùi. Và điệu hát Dá Hai, một điệu hát dân ca bao đời nay mê đắm lòng người. Và cả em gái Tày xinh đẹp nữa! Không có em thì non nước Cao Bằng sẽ không thể là Cao bằng, không thể Trùng Khánh theo đúng nghĩa đủ đầy của hồn vía phong thuỷ xứ này! Lại còn thác Bản Giốc, một địa danh, một danh lam thắng cảnh, cũng không thể nào không đến, khi đã dặt chân vào cõi nước non Cao Bằng trầm tư huyễn hoặc…
Nhưng mà Nước Quây Sơn trong như nước mắt / Khóc những ngày bão giông…Thế nghĩa là không chỉ vẽ cảnh đẹp của thác, của suối trong xanh, tác giả còn phả hồn cho suối, bằng một liên tưởng so sánh không mới, nhưng mà rất gợi và sâu. Nước Quây Sơn trong như nước mắt / Khóc những ngày bão giông…Nếu những ai quan tâm đến lịch sử, đến địa lịch sử, cũng thừa biết đất đai tổ quốc ta xưa, còn ở sâu vào phía bắc cái thác Bản Giốc này, vậy mà nay thác Bản Giốc phải chia đôi! Bao máu xương đã đổ xuống nơi biên tái này, kẻ lữ hành ngậm chén rượu đắng, nghĩ suy trăn trở bao điều trớ trêu của lịch sử, sao không thể rưng rưng lệ? Mà cả dòng suối Quây Sơn kia cũng là dòng lệ xót đau, xót thương những ngày bão giông đã xa, và cả chưa xa của đất nước này…Câu thơ khiến người đọc nao nao buồn, không chỉ vì âm điệu thơ bỗng dưng chùng xuống, mà chính ở sự gợi mở ngậm ngùi những cảm thức nhói đau lịch sử!
Chỉ một thoáng thế thôi, rồi lại trở về với thực tại, với tấm lòng người và đất Cao Bằng. Quý mến khách, nên mời khách “rượu cả chum, quả cả cây”, thật là chân tình nồng ấm. Và nhất là “em”, người đẹp Cao Bằng, với nụ cười không cho khách về, mà về sao được, khi mà “Em mùa phơi màu”, rưng rức phì nhiêu xuân sắc? Còn nhớ thi nhân Vạn Sở đời Đường, khi tả sắc đẹp mê hồn của một “Em” vũ nữ, đã phải buột miệng thốt lên: “Ta ngờ hôm nay sẽ chết tại nhà nàng”! Hoá ra thi nhân đời nào bụng dạ cũng thế cả thôi, nhưng người xưa tế nhị, sâu sắc hơn nhiều, chứ không bỗ bã “ăn sống nuốt tươi” như người của thời hiện đại. Thi sĩ Trần Nhương đã ngoại thất tuần, mà còn đa tình đáo để. Nhưng lão thi sĩ này lại tiếp nối được cái cách “phô diễn” của người xưa, theo cách riêng rất kín đáo và gợi nhiều mĩ cảm phồn thực của mình.
Rồi thì “Đàn tính với điệu then / Hạt dẻ trộn nếp nương / ăn một lần chỉ nhớ! Lại còn cả Dằng dặc biên cương / Dằng dặc màu chàm / Dằng dặc lính biên phòng”, và cả “Dằng dặc anh” nữa chứ! Tấm lòng đồng cảm, đồng điệu của thi nhân như thể đã trải ra với bát ngát Trùng Khánh, bát ngát cao Bằng, với niềm tự hào và tình yêu tổ quốc, đắm đuối mà rất nhiều ý vị.
Những câu thơ còn lại, tác giả đặc tả núi non Trùng Khánh, trùng trùng dựng lên như luỹ như thành, nhọn sắc như kiếm, bao đời nay che chắn cho đất trời phương Nam, ngăn vó ngựa xâm lăng tràn xuống từ phương bắc. Địa linh và nhân kiệt, không thể không nhớ tới một người anh hùng dân tộc, biểu tượng linh hồn bất khuất của nước non này, đó chính là Nùng Trí Cao, còn có tên gọi khác là Kỳ Sầm. Những sông Hiến sông Bằng, những Khâu Liêu sừng sững, những Nùng Trí Cao anh hùng lẫm liệt, đã cùng nhau làm nên một trùng Khánh, một Cao Bằng uy nghi và vĩ đại. Thế nên, người Đại Việt khi đặt chân đến đây, ai mà chẳng rưng rưng những cảm xúc tự hào!
Trần Nhương đã viết được một bài thơ hay, theo thủ pháp “đồng hiện”, đan xen nhiều cảm xúc đời thường với chiều sâu nghĩ ngợi xa xăm, lắng đọng những suy tư thầm kín và sâu sắc.
Hà Nội 11-2011
V.B.L
(Ảnh: Trần Nhương, Hoàng Quốc Hải, Vũ Bình Lục, Đinh Hoàng Thắng và một số nhà báo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét