Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH LẬP NĂM 1932?


Ngọc Tô


.
Tuần trước có thằng cháu ngoại đến nhà chơi, thấy tôi đang “buôn” về cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng tiền bối Nguyễn Văn Ngọ, cháu liền hỏi:
- Đố ông biết Đảng cộng sản Việt Nam thành lập vào năm nào?
- 1930. Tôi trả lời!
Thế thì ông sai rồi, tài liệu mới nhất (2016) ghi chính xác là năm 1932. Rồi
cháu đưa ra dẫn chứng bằng tờ lịch mồng 03 tháng 02 năm 2016. Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam(1932). Thấy hay hay, dòng dưới lại ghi:
“Dối trá lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực” (Benjamin Frankmin).
Cháu bảo tôi cho mượn iphone và trong nháy mắt cháu liền cho tôi xem bách khoa toàn thư mở (google), ngoài ra còn một loạt lịch khác đều ghi ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1932), làm tôi tâm phục khẩu phục và dòng dưới còn ghi nhiều câu châm ngôn, ca dao “bất hủ” hơn như:


- Kẻ tiểu nhân đêm hôm xin xỏ, sáng ngày khoe khoang (Mạnh Tử)
- Chỉ có những thằng ngốc và người chết là chẳng bao giờ thay dổi ý kiến (S. Saplin)
- Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay (Ca dao)
- Dạ tràng xe cát biển đông. Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì (Ca dao)
- Mức ngu xuẩn thứ nhất là tự nhận mình thông minh, thứ 2 là phô bày điều đó, thứ 3 là xem thường lời khuyên góp ý (Benjamin Frankmin)…
Rồi tờ lịch ngày 19 tháng 5 - Sinh nhật chủ tịch Hồ Chí Minh, dòng dưới cũng ghi:
“Dối trá lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực” (Benjamin Frankmin)…
Có lẽ những bộ lịch như vậy được phát hành tới hàng trăm nghìn bộ, chứ không phải như một vài trăm cuốn văn thơ của mấy hội viên Hội Nhà văn để tặng bạn bè đâu?
Những lỗi sai căn bản của lịch thì chắc còn khá nhiều, nhưng những suy luận bởi những câu châm ngôn, ca dao tục ngữ,…xỏ xiên kia, ai hiểu thế nào thì hiểu.

Còn mấy câu thơ phản ảnh thực tế đời sống xã hội của nhà thơ Trần Nhuận Minh trong tập “Thành phố dịu dàng” NXB Hội Nhà văn năm 2015:
NHỮNG ĐIỀU ẤY...
Yêu ai thì bịa cho họ lắm điều hay
Ghét ai thì vu cho họ nhiều lầm lỗi
Tôi nhận ra những điều ấy trong sách giáo khoa
Dạy các thế hệ trẻ con về sự trung thực…
.
LÚC ẤY...
Một học sinh lớp 12 đuổi đâm thầy giáo
Anh chạy theo can và bất ngờ bị đâm thủng ngực
Lúc ấy trên truyền hình đang có cuộc mít tinh
Ca ngợi nền giáo dục của chúng ta vô cùng ưu việt...
Hay những câu thơ khác của mấy hội viên khác bị Cục Xuất bản In và Phát hành “soi”, rồi đình chỉ xuất bản... Nghĩ cũng thật buồn?
Mong các nhà chức trách không chỉ “soi” mấy cuốn sách văn học mà nên quan tâm tới nhiều loại ấn phẩm in thông dụng như mấy loại lịch kia, sách giáo khoa, tạp chí khác… vì số lượng phát hành rất lớn, phục vụ nhiều tầng lớp nhân dân, biên độ ảnh hưởng tới toàn xã hội.
Ngọc Tô

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẠI SAO ĐÀI LOAN QUAN TRỌNG VỚI THẾ GIỚI

  Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng Nguồn: Gideon Rachman, “ Why Taiwan matters to the world ,” Financial Times, 10/04/2023 Biên dịch: Nguyễn ...