1. Hùng và Lạc
Chữ Hùng (雄: trong Hùng vương, Hùng điền) hay chữ Lạc (雒: trong Lạc vương, Lạc điền, Lạc hầu, Lạc tướng) chữ nào có trước?
Chữ Lạc có trước, xuất hiện trong văn bản Giao Châu ngoại vực kí [交州外域記, Jiaozhou waiyu ji]. Cụ thể như sau:
交州外域記曰,交趾昔未有郡縣之時,土地有雒田,其田從潮水上下,民墾食其田,因名為雒民。設雒王雒侯主諸郡縣。縣多為雒將。雒將銅印青綬。
Giao châu ngoại vực kí viết: “Giao Chỉ tích vị hữu quận huyện chi thời, thổ địa hữu lạc điền, kì điền tòng triều thủy thượng hạ/thướng há, dân khẩn thực kì điền, nhân danh vi lạc dân. Thiết lạc vương lạc hầu chủ chư quận huyện. Huyện đa vi lạc tướng. Lạc tướng đồng ấn thanh viện.”
Giao châu ngoại vực kí nói rằng: ‘Jiaozhi/ Giao Chỉ thời xưa khi chưa có quận huyện, đất đai (thì) có ruộnglạc. Những ruộng này theo (sự) lên xuống của con nước, và người dân cày cấy lấy cái ăn [ở] ruộng đó vì thế được gọi là dân lạc. Đặt các ông hoàng lạc (lạc vương), các ông quanlạc (lạc hầu) cai quản ở các quận huyện. Nhiều huyện có tướng lạc (lạc tướng). Các tướng lạc có dấu đồng và dải xanh.’
Chữ Hùng có sau, xuất hiện trong Nam Việt chí. Cụ thể như sau:
交趾之地頗爲膏腴,徙民居之,始知播植,厥土惟黑壤,厥氣惟雄,故今稱其田為雄田,其民為雄民,有君長亦曰雄王,有輔佐焉亦曰雄侯,分其地以為雄將。(出南越志)
Giao Chỉ chi địa phả vi cao du, tỉ dân cư chi, thủy tri bá thực, quyết thổ duy hắc nhưỡng, quyết khí duy hùng, cố kim xưng kì điền vi hùng điền, kì dân vi hùng dân, hữu quân trưởng diệc viết hùng vương, hữu phụ tá yên diệc viết hùng hầu, phân kì địa dĩ vi hùng tướng.
Vùng đất Jiaozhi/ Giao Chỉ tương đối màu mỡ. Di dân đến sống ở đó, mới bắt đầu biết gieo trồng. Đất ở đây rặt là đất phì nhiêu đen. Khí ở đây mạnh (hùng). Cho nên bây giờ gọi những ruộng ở đây là ruộng hùng, dân ở đây là dân hùng. Có người lãnh đạo tối cao (quân trưởng) cũng gọi là vua hùng (hùng vương). Có những người phụ tá ông ấy [tức ông vuahùng] thì cũng gọi là quan hùng (hùng hầu). Chia đất ở đây để cho các tướng hùng (hùng tướng).
2. Hùng hay Lạc
Nam Việt chí ra đời sau Giao Châu ngoại vực ký hàng trăm năm. Quan trọng hơn, chữ Lạc (雒) chữ chỉ là để phiên âm từ tiếng Việt cổ qua chữ Hán cổ. Còn chữ Hùng (雄) là một chữ có nghĩa.
3. Chữ Lạc từ đâu mà có
Người Việt cổ không có họ. Tên đặt theo nghề. Đến đời Trần vẫn đặt tên theo nghề cá. Lần ngược lên thời Hai Bà, tên người được đặt theo nghề nuôi tằm (Trứng Chắc, Trứng Nhì, rồi được người Tàu văn bản hóa bằng hán tự, rồi được các nhà sử học ngày xưa của VN dịch về tiếng ta thành Trưng Trắc, Trưng Nhị. Có rất nhiều ví dụ về tên nôm của danh nhân được người Tàu hán tự hóa rồi dịch ngược ra tiếng ta. Ai đọc Tạ Chí Đại Trường sẽ nhớ trường hợp rất thú vị của Lý Thường Kiệt – Thằng Kặc. Ngay cả trong lịch sử cận đại, nhiều tên riêng do phiên âm qua chữ latin rồi sau này dịch ngược lại qua tiếng Việt cũng có những biến thể thú vị như Chí Hòa – Kỳ Hòa, Vũng Quýt – Dung Quất).
Quay trở lại với văn bản Giao Châu ngoại vực ký đã nói ở trên, thời cổ người dân sống bằng nghề nông, trồng cây lạc, trên các thửa ruộng lạc, tưới tiêu bằng thủy lợi tự nhiên, dân sống trên ruộng lạc, gọi là dân lạc, thủ lĩnh của dân lạc gọi là lạc vương, dưới lạc vương là các lạc hầu, lạc tướng.
Chữ lạc chính là chữ lúa. Ruộng lạc là ruộng lúa. Dân lạc là dân (trồng) lúa. Tiếng Việt cổ gọi lúa là lọ. Phiên âm qua tiếng Hán rồi phiên âm ngược lại tiếng Việt mà trở thành lạc.
Người Mường (cùng ngôn ngữ với người Việt cổ) gọi lúa là lọ hoặc ló. Tục ngữ người Mường có câu “Cơm mường Vó, lọ mường Vang”.
Qua bao năm lạc lối, tên riêng lúa của cha ông chúng ta, chạy qua bên Tàu, quay về với các nhà viết sử Việt thời cổ, lạc tiếp vài lần nữa, thành chữ lạc. Nay nhờ 5xu biết google nghiên cứu mà tìm ra nghĩa gốc của từ. Chúc mừng Vua Lúa (nước) tục gọi Hùng Vương. Chúng con xin trả tên đúng về cho cụ.
(Nguồn: http://5xublog.org. Ngày 06/01/2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét