Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

"CƯỠI LÊN ĐẦU NHÂN DÂN CÒN KINH KHỦNG HƠN ĐỊA CHỦ, TƯ SẢN" !?


Bùi Hoàng Tám


(Dân trí) - Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời.
>> Không để "hy sinh đời bố, củng cố đời con"

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất.
Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng khiếp.

NỖI ĐAU TIẾNG VIỆT HAY LÀ THÓI ÍCH KỈ CỦA CHỦ NHÂN


Bảng ghi cảnh báo người Việt ở Đài Loan
Những ngày gần đây quả là những ngày đáng chú ý cho tất cả công dân có lương tri của Việt Nam khi chúng ta nhận được những nhát dao đâm vào tim mình. Đầu tiên đó là bức thư tự nhận là sinh viên người Nhật đang du học tại Việt Nam so sánh về niềm tự hào dân tộc Nhật và nỗi xấu hổ của người Việt Nam; tiếp đến là vụ truyền thông Nhật đưa tin về vụ hối lộ của công ty JTC cho lãnh đạo tập đoàn đường sắt; tiếp nữa là vụ tiếp viên hàng không tiếp tay cho hành vi ăn cắp... Ừ, chúng ta có quyền nói chúng ta vô tội! Ừ, chúng ta có quyền cảnh báo với mọi người vì hành động vu oan, làm tổn thương lòng tự trọng! Ừ, vân vân và vân vân... Chúng ta đủ sức biện hộ, đủ sức khẳng định "con sầu làm rầu nồi canh". Nhưng, hãy thật sự tĩnh tâm, hãy thật sự trung thực với thực tại, bằng tâm thành ý tốt, hãy tiếp cận thông tin "nghịch nhĩ" để lấy cái "trung ngôn" rất đáng ở đằng sau, chúng ta hãy tự mình "xưng tội" và hỏi: có hay không những hành động như trên tại nước ta? Với tôi, tôi trả lời ngay: có.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

ĐẠI BIỂU HỐI THÚC LUẬT BIỂU TÌNH KHI TQ XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN

Quang Phong


Dân trí “Trong bối cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ, người dân rất mong muốn có điều kiện để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng. Do vậy, nếu có Luật Biểu tình thì rất tốt”, đại biểu Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nói.


 >>  Luật Biểu tình - “món nợ” phải trả sớm cho dân!
 >>  Chưa có Luật Biểu tình, nhân dân khó thể hiện lòng yêu nước?

Sáng 27/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015. Tại đây, các đại biểu đề cập đến việc một số dự án luật bị “treo” qua nhiều kỳ họp không xong.
Cho ý kiến về vấn đề trên, đại biểu Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đề cập đến Luật Biểu tình cần sớm được thông qua. “Trong bối cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia, xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ, người dân rất muốn có điều kiện bày tỏ tâm tư, nguyện vọng. Do vậy, nếu có Luật Biểu tình thì rất tốt”, đại biểu Đặng Ngọc Tùng nêu quan điểm.
Đại biểu hối thúc Luật Biểu tình khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
Người dân biểu thị lòng yêu nước khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

TIẾN TỚI MỘT MÔI TRƯỜNG DÂN CHỦ, ĐỐI THOẠI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN NGHỆ

Nhà văn, GS Trần Đình Sử

GS Trần Đình Sử

Văn hc Vit Nam tính t thi kì Đi mi đến nay đã ngót nghét 30 năm, tính riếng t đu thế k XXI đến nay cũng đã 15 năm, Đó là thi gian bng c giai đon văn hc 30 năm 1945 – 1975, hoc bng giai đon văn hc 1930 – 1945, giai đon văn hc rc r ca thế k XX. Đó là c mt giai đon ln trong lch s văn hc dân tc Vit Nam đương đi. Trong hi gian y biết bao tác phm đã xut hin, biết bao nhà văn đã trưởng thành, khng đnh tên tui. Ch xét phn ln các tác phm được gii ca Hi nhà văn thường niên, gii các cuc thi văn hc do các báo, tp chí, do Hi nhà văn phát đng trong my chc năm y, đim li các tác phm đã gây sóng gió trong tiến trình văn hc, nhìn li các tác phm đã được dch ra các th tiếng trên thế gii và được dư lun quc tế chú ý, ta cũng có th nhn thy nhng bước tiến ln ca văn hc nước nhà. Chúng ta có th chưa có tác phm vĩ đi, không th vượt qua, song dt khoát không hiếm tác phm xut sc, tài năng. Tuy nhiên cái gi là bước tiến ln, xut sc, tài năng y ph thuc vào s đánh giá.
Nói đến s đánh giá các thành tu trong giai đon văn hc va qua chúng ta s vp ngay vn đ đánh giá khác nhau, mà trước hết là đánh giá khác nhau v chính tr. Nhiu tác gi tác phm được đánh giá cao trong dư lun trong và ngoài nước thường được nhc đến khá m nht trong các báo cáo chính thc trong các văn kin đi hi nhà văn, thm chí được đánh giá tiêu cc trên mt s báo chí có uy tín. 

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

NHÀ THƠ HỮU THỈNH TRẢ LỜI VỀ VIỆC MỘT SỐ HỘI VIÊN RA HỘI

Lương Ngọc An

VanVN.Net - Trong những ngày vừa qua, trên một số trang mạng xã hội và từ cá nhân một số nhà văn xuất hiện nhiều thông tin về một số hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tuyên bố rút tên ra khỏi Hội. Có người trình bày lý do cặn kẽ, có người chỉ tuyên bố chung chung. Có người chỉ rút tên khỏi Hội Nhà văn Việt Nam, có người lại xin rút khỏi tất cả các tổ chức hội đoàn mà mình đang tham gia…
Để bạn đọc có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về vấn đề này, Tuần báo Văn nghệ đã có cuộc trao đổi với Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Đây cũng có thể xem là quan điểm chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam đối với những tuyên bố của một số hội viên trong thời gian qua
PV: Thưa ông, thời gian vừa qua, trước thềm Đại hội IX Hội Nhà văn Việt Nam có một số nhà văn hội viên tuyên bố rút tên ra khỏi Hội. Mặc dù đây mới chỉ là những tuyên bố được đưa ra trên mạng xã hội chứ các nhà văn này chưa hề có đơn chính thức, song cũng đã tạo nên những luồng ý kiến khác nhau trong dư luận. Ý kiến của Hội Nhà văn Việt Nam về vấn đề này như thế nào?

ĐẠI HỘI NHÀ VĂN KHU VỰC CÔNG AN


Trần Nhương
 

@ 18 đại biểu chính thức, 3 đại biểu dự khuyết được đi dự Đại hội 9 Hội Nhà văn Việt Nam


TNc: Ngày 21-5-2015 tại 92 Nguyễn Du Hà Nội, các nhà văn Công An đã tiến hành đại hội khu vực . Các nhà văn từ Sài Gòn ra có Phùng Thiên Tân, Trần Thanh Hà, Bùi Anh Tấn. Lão tướng Lương Sỹ Cầm 87 tuổi vẫn hùng dũng như tuổi tráng niên đến dự đại hội. 31 nhà văn trên tổng số 36 nhà văn đã có mặt. Các gương mặt sáng giá của Công an như Văn Phan, Hữu Ước, Phan Quế, Tôn Ái Nhân, Ngôn Vĩnh, Thái Kế Toại...vẫn còn sung sức.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

ĐẠI HỘI NHÀ VĂN CƠ QUAN NGÂM KHÚC

Trương Vĩnh Tuấn




TNc: Giới nhà văn chữ nghĩa bề bề nên đại hội nào cũng có diễn ca, ngâm khúc. Đại hội 9 đang khởi động mà đã có nhiều khúc vang lên. Xin giới thiệu ngâm khúc vừa "đập hộp" của nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn viết về ĐH khu vực cơ quan Hội ngày 16-5. Hà hà vui là chính !

Cổ lai thất thập mãn xuân
Được tin Đại hội Nhà văn triệu về
Vội vàng rời chốn vườn quê
Nắm cơm be rượu nón mê lai thành
Phận về hưu nên đành lặng lẽ
Ghế cuối cùng khe khẽ kê mông
Thì ngồi yên đó mà trông
Lắng nghe những khúc nhạc đồng vang vang…
*
Hoàng Minh Châu khẽ khàng thưa gửi
Tự khoe mình dự hội đầu tiên
Dù rằng đã Bát thập niên
Trước là ca ngợi, sau khuyên vài điều…
Tai nghe cứ lộn tùng phèo
Nửa là kịch nói, nửa chèo dân ca
“… Ờ ờ mẹ đã hiểu ra
Tây cai là giặc, tây Nga là mình…”
Nhớ câu thơ bác Hoàng Minh
Châu thành kinh điển đóng đinh thi đàn…

THƯỜNG KHI RẤT BẤT NGỜ, TA ĐỌC MỘT CÂU HAY


Thanh Thảo


“Kẻ nào thực sự quên mình trong cuộc sống thì lại được cuộc sống trả lại cho tất cả” (Nguyên Ngọc).
Nhà văn Nguyên Ngọc
Tôi đọc câu này trong... Bản Đề dẫn được đọc trong hội nghị... đảng viên của Hội nhà văn Việt Nam do nhà văn Nguyên Ngọc chấp bút. Hội nghị này diễn ra tháng 3 năm 1979 tại Hà Nội. Thời điểm ấy tôi cũng được coi là nhà văn, nhưng không được họp và nghe trực tiếp Bản Đề dẫn, do tôi... không phải đảng viên. Hóa ra, là đảng viên có lợi thật! Chả trách, mãi 36 năm “sự kiện Đề dẫn” tôi mới được đọc tài liệu này, một tài liệu mà chính tác giả của nó là nhà văn Nguyên Ngọc cũng phải thú nhận, là “Đọc lại rất hay, nhưng cũng rất buồn cười, nhiều chỗ hồi ấy mình còn cứng quá chừng!” (trích thư Nguyên Ngọc gửi Lại Nguyên Ân)[i]. “Cứng” như thế mà còn bị phê phán, còn bị đánh cho tơi tả, nữa là “mềm” như tôi hồi ấy. Thú thật là cũng có lúc tôi rất hăng hái, nhưng sao không ‘cứng” được, mà nó cứ... mềm mềm. Trách gì không được vào Đảng. Còn nhớ, lúc bấy giờ mấy anh em chúng tôi còn đang ở Trại sáng tác quân khu Năm, đóng trụ sở tại số 10 Lý Tự Trọng - Đà Nẵng. Tôi hoàn toàn không biết gì về cuộc “Hội nghị đảng viên” này. Cả về Bản Đề dẫn, mặc dù nổi tiếng như thế nhưng tôi cũng chưa từng được đọc. Một thời gian sau hội nghị, tôi chỉ được nghe tin vỉa hè, không mấy chính xác về Bản Đề dẫn này. Hồi đó, chúng tôi nghe là thủ trưởng của chúng tôi - nhà văn Nguyễn Chí Trung - ban đầu có tham gia tích cực vào việc hình thành văn bản này, thậm chí tôi còn nghe là Bản Đề dẫn do ông Trung chấp bút, ông Ngọc chỉ “định hướng tư tưởng”.

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN KHU VỰC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG HỘI

Trần Nhương






Cả ngày 16-5- 2015, tại hội trường Hội Nhà văn đã tiến hành Đại hội khu vực của cơ quan Hội. 59 nhà văn trong tổng số 84 nhà văn thuộc các cơ quan Văn phòng, NXB, Báo Văn nghệ, Hãng phim, Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm, Tạp chí Thơ…đã về dự. Tay bắt mặt mừng vì đã lâu không gặp nhau. Các lão tướng Ma Văn Kháng, Hoàng Minh Châu, Mai Ngọc Thanh…cũng đến dự. Các nhà văn lão thành Vũ Tú Nam, Nguyễn Xuân Sanh…vắng mặt vì tuổi cao, sức yếu.
Chủ tịch đoàn gồm Nguyễn Trí Huân, Trung Trung Đỉnh, Đào Thắng, Võ Thị Xuân Hà. Thư kí đoàn người đẹp Thành Đức Trinh Bảo và Trần Quang Quý
Đây là một đại hội khu vực ấm áp, sôi nổi và thẳng thắn nhất. Các ý kiến đóng góp liên tục từ người này đến người khác Phần được đóng góp nhiều nhất là dự thảo sửa đổi Điều lệ Hội. Nhiều ý kiến đóng góp vào Báo cáo và Dự thảo điều lệ. Về điểm d trong Chương hội viên dự thảo ĐL nêu:” Hội viên HNVVN không được tham gia các tổ chức bất hợp pháp”. Nhiều ý kiến góp ý không nên ghi vào điều lệ vì không cần xác định thêm. Hai nữa thế nào là bất hợp pháp ? Trong khi đang hội nhập quốc tế, kinh tế nhiều thành phần và Hiến pháp năm 2013 đã xác định công dân tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do cư trú…thì cần gì cụ thể thêm điều này. Có ý kiến cho rằng Điều lệ bó chặt quá…Có ý nêu Điều lệ năm 1957 thật tuyệt vời, chương III ghi như sau : “ Hội Nhà văn VN đoàn kết mọi nhà văn yêu nước và tiến bộ , không phân biệt dân tộc, tôn giáo, xu hướng chính trị, xu hướng nghệ thuật”. Nhưng đó là ngày xưa mơ mộng !

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

TAI NẠN VĂN CHƯƠNG”: “VỤ 79”- "HIỆN THỰC PHẢI ĐẠO" CỦA HOÀNG NGỌC HIẾN


Lại Nguyên Ân
Về bài của Hoàng Ngọc Hiến
Đây là bài báo nổi tiếng nhất trong đời văn của Hoàng Ngọc Hiến, cũng là bài báo đem lại cho ông một tai họa vào loại nặng nề nhất.
Cần lưu ý rằng, bài báo của ông xuất hiện vào thời mà xã hội bao cấp đã phân hóa ở mức đáng kể; ngay xã hội viên chức cũng tự phân đôi: hầu hết viên chức đều ứng xử theo cách: nói năng “theo nghị quyết” ở nơi họp hành chính quy, nói năng “theo hiểu biết riêng” ở các xúc tiếp riêng tư, tin cậy. Vì thế, một mặt, bài báo của Hoàng Ngọc Hiến khiến ông bị đối xử tàn tệ trong cơ chế quan chức, trong xã hội viên chức; song, mặt khác, bài báo lại khiến ông càng được kính trọng hơn trong các giao tiếp mang tính cá nhân, dân sự, đời thường, không chỉ ở giới chuyên môn hẹp của những người nghiên cứu xã hội nhân văn, giới sáng tác văn nghệ, mà cả giới trí thức nói chung.
Đây là một tiểu luận mỹ học xuất sắc.
Tác giả đã đem thực trạng các sáng tác văn nghệ xã hội chủ nghĩa ra soi rọi dưới ánh sáng của các nguyên lý mỹ học cổ điển, chỉ ra cho người ta thấy ở văn nghệ này “sự miêu tả cái phải tồn tại lấn át sự miêu tả cái đang tồn tại”, và do vậy, “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở ta trong giai đoạn vừa qua mang khá đậm dấu ấn của cái cao cả (le sublime)”.
Theo lập luận của nhà mỹ học Hoàng Ngọc Hiến, “loại hình quan hệ lấn át của một loạt cặp phạm trù hết sức cơ bản mô tả những mâu thuẫn cốt yếu nhất thúc đẩy sự phát triển nội tại của nghệ thuật vừa được nêu lên là đặc trưng khái quát nhất của cái cao cả. Đến lúc quan hệ lấn át chuyển hóa thành quan hệ cân bằng, hài hòa thì sự vận động của nghệ thuật tiếp cận với cái đẹp như là lý tưởng”.
Một sự luận chứng đầy chất hàn lâm, cũng đầy sự trọng thị (đối với đối tượng luận bàn là văn nghệ xã hội chủ nghĩa) như vậy, vì sao lại gây nên những phản ứng mạnh mẽ của nhiều người trong giới nhà văn, nhất là nhiều người trong giới những cán bộ quản lý tư tưởng-văn hóa-văn nghệ?
Những lý do sẽ phần nào được thấy, khi ta đọc lại những bài viết của Tô Hoài, Hà Xuân Trường, Trần Độ, Phan Cự Đệ, Chế Lan Viên, Chính Hữu.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

20 TÁC GIẢ RÚT KHỎI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

c

Thoại Hiền Chi
Thứ tư ngày 13 tháng 5 năm 2015 8:32 PM

Nhiều tên tuổi của làng viết tuyên bố không muốn tiếp tục là hội viên của Hội Nhà văn.
vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/20-tac-gia-rut-khoi-hoi-nha-van-viet-nam-3212656.html


clear1x1.gifNgày 11/5, 20 nhà văn cùng tuyên bố rời khỏi Hội Nhà văn Việt Nam - nơi họ là những hội viên lâu năm. Trong số này có nhiều tên tuổi của văn học trong nước từ hơn nửa thế kỷ qua như: Nguyên Ngọc (Hội viên từ năm 1957), Ý Nhi, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Thân, Dạ Ngân, Ngô Thị Kim Cúc, Đỗ Trung Quân... Một trong những lý do được nêu khiến các tên tuổi này quyết định rời bỏ Hội Nhà văn là vì thất vọng với đường hướng hoạt động của Hội hiện nay.
Nhà văn Nguyên Ngọc (phải) và nhà văn Nguyễn Quang Thân là hai Hội viên lâu năm của Hội Nhà văn Việt Nam trước khi rời bỏ tổ chức này.
Nhà văn Nguyên Ngọc (phải) và nhà văn Nguyễn Quang Thân là hai Hội viên lâu năm của Hội Nhà văn Việt Nam trước khi rời bỏ tổ chức này.
Trong số 20 nhà văn tuyên bố rời khỏi Hội Nhà văn lần này, nhiều người có tên trong danh sách Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập.
Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc cho biết, cá nhân bà không có gì mâu thuẫn hay bất mãn với Ban chấp hành Hội. "Các hoạt động của Hội lâu nay không còn tạo sự hứng thú cho sáng tạo của hội viên. Vì vậy, việc hội viên không tiếp tục tham gia cũng là chuyện bình thường", bà Cúc nói.

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

TIN VỪA NHẬN ĐƯỢC

Theo VV


TNc: Trước thềm Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam một số đồng nghiệp đã rút ra khỏi Hội. Vâng, đó là ý nguyện của mỗi người nhưng dù sao cũng không vui. Nhớ ĐH 8 và các ĐH trước còn tay bắt mặt mừng, nghe những tham luận tâm huyết về văn chương và thời cuộc. Xin chúc các anh chị sức khỏe và sáng tạo nhiều tác phẩm hay.

.
Bùi Minh Quốc (hội viên HNVVN từ năm 1977)


Đặng Văn Sinh

Đỗ Trung Quân (hội viên HNVVN từ năm 1987)

Hoàng Minh Tường (hội viên HNVVN từ năm 1981)

Lê Hiền Phương

Ngô Thị Kim Cúc

Nguyên Ngọc (hội viên HNVVN từ năm 1957)

Nguyễn Huệ Chi (hội viên HNVVN từ năm 1984)

Nguyễn Quang Thân (hội viên HNVVN từ 1977)

Phạm Đình Trọng

Thùy Linh

Vũ Thế Khôi

Ý Nhi




Những người đã ra Hội HNVVN trước ngày 11/5/2015:



Võ Thị Hảo

Dư Thị Hoàn

Trịnh Hoài Giang

Những người rút khỏi HNVVN cùng các hội đoàn khác (kể cả Ban Vận động VĐ ĐL VN):



Nguyễn Quang Lập

Dạ Ngân

Nguyễn Duy

Trần Kỳ Trung

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

NHÀ THƠ NGUYỄN DUY TỰ XÓA TÊN KHỎI CÁC HỘI ĐOÀN

Theo Teublog



TUYÊN BỐ TỰ XÓA TÊN KHỎI CÁC HỘI ĐOÀN VĂN NGHỆ
Cần thoát mọi vướng buộc để có thể được thảnh thơi làm một người tự do, 
tôi tuyên bố xóa tên khỏi các hội đoàn mình đang là thành viên:
1- Hội Nhà văn Việt Nam;
2- Hội Nhà văn Tp Hồ Chí Minh; 
3- Ban Vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam.


Sài Gòn, 09 tháng Năm, 2015
NGUYỄN DUY


TNc:Trong tháng Năm này đã có 5 nhà văn rời khỏi Hội Nhà văn VN là: Võ Thị Hảo, Nguyễn Duy, Dạ Ngân, Dư Thị Hoàn, Trịnh Hoài Giang. Thời gian trước có Ý Nhi, Nguyễn Quang Lập

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

NHỮNG TIẾNG VỖ TAY CẢM ĐỘNG

Trần Kỳ Trung


Đại hội nhà văn khu vực miền trung và Tây Nguyên khai mạc vào sáng ngày 7/5/2015.
Trước giờ khai mạc, trong đại hội lan truyền bài viết của nhà văn Ngô Thị Kim Cúc viết về việc 9 nhà văn đã tham gia Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập (VĐĐL) bị gạch tên không được dự đại hội nhà văn toàn quốc tại Hà Nội.
Tiếp đến trong phần góp ý kiến của các đại biểu, nhà thơ – dịch giả người dân tộc T.L.C và nhà văn K.V lên án rất gay gắt của cái gọi là một “tổ chức” đối nghịch lại với HNV Việt Nam được gọi là VĐĐL. Thậm chí nhà thơ – dịch giả T.L.C phê bình cả BCH Hội Nghà Văn Việt Nam: "Tại sao trong bản báo cáo của BCH viết, đa số các đồng chí ủy viên BCH không tán thành việc tổ chức thành lập VĐĐL, mà không viết một trăm phần trăm không tán thành. Viết như vậy nghĩa là trong BCH Hội Nhà văn Việt Nam có đồng chí tán thành việc thành lập VĐĐL. Cần xem lại việc này…”.
Là người tham gia Ban vận động VĐĐL ngay từ buổi đầu tiên, tôi nhận thấy rằng, trong HNV Việt Nam, nhiều hội viên đã hiểu sai tôn chỉ,mục đích của ban vận động thành lập VĐĐL, hơn nữa, nhiều sự việc “ bé xé ra to”, không đúng bản chất, buộc tôi phải có ý kiến.
Đầu tiên tôi chủ động xin rút tên ra khỏi danh sách bầu đại biểu đi dự đại hội toàn quốc vì tôi biết, với chuyện là thành viên trong ban vận động thành lập VĐĐL, sẽ có ý kiến chỉ đạo không bầu cho tôi (Giả sử như tôi có nhiều hội viên ủng hộ) vì đại hội ở thành phố Hồ Chí Minh nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Đỗ Trung Quân, Nguyễn Duy, Ngô Thị Kim Cúc, vợ chồng nhà văn Nguyễn Quang Thân – Dạ Ngân… còn bị buộc phải ở nhà, huống hồ là tôi, một anh viết văn quèn. Khi nghe đề nghị của tôi vào lúc cuối buổi sáng, có nhiều ánh mắt ngỡ ngàng, cả hội trường lặng đi một lúc. Tôi hiểu, có nhiều người không ngờ trong đại hội này vẫn có nhà văn tham gia ban vận động VĐĐL. Điều này cũng có nghĩa, cho đến giờ phút hiện tại, nhiều nhà văn trong HNV Việt Nam chỉ nghe “láng máng” có “tổ chức” này chứ họ không biết ai là người trong ban vận động thành lập VĐĐL (Buồn cười,mặc dù đã xin rút tên ra khỏi danh sách được bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên, đến buổi chiều kiểm phiếu, tôi vẫn được… 2 phiếu bầu!!!).

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

HỌC GIẢ NGUYỄN ĐỔNG CHI - TẤM GƯƠNG SÁNG CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM THẾ KỶ XX

Trần Hữu Tá



TNc: Hôm nay (7-5-2015), tại TP Hồ Chí Minh cuộc Hội thảo nhân 100 năm nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đổng Chi được tổ chức. Nhân dịp này trang nhà sẽ giới thiệu một số tham luận tại Hội thảo. Nhớ hồi chúng tôi học Nguyễn Du khóa 1 đã được Thày đến giảng bài.


Nguyễn Đổng Chi sinh ngày 06/01/1915, nếu còn tại thế thì năm nay chúng ta có hạnh phúc được mừng ông tròn 100 tuổi. Thế nhưng tác giả Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đã vĩnh biệt học giới ngày 20-7-1984, tính đến nay đã non một phần ba thế kỷ. Với nhiều nhà nghiên cứu cao niên, nhất là các vị trong ngành folklore, ông vẫn như đang có mặt trong cuộc sống hôm nay, qua hệ thống công trình đồ sộ đạt chất lượng cao, qua nhiều kỷ niệm rất đẹp trong tâm tưởng của các thế hệ đồng nghiệp về nghị lực phi thường của ông trong quá trình tự học và lao động khoa học, về lòng yêu quê hương, yêu dân tộc sâu nặng cũng như về đức khiêm tốn, đôn hậu, nghĩa tình của ông trong suốt hơn 50 năm cầm bút.
Ông sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đang ngạt thở dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Hà Tĩnh quê ông là một vùng quê nghèo nhưng nổi tiếng là “địa linh nhân kiệt”. Gia đình ông có truyền thống xả thân vì nền độc lập của dân tộc. Ông cụ thân sinh – nhà giáo Nguyễn Hiệt Chi tức đầu xứ Thuận, tác giả Sáchmẹo tiếng Nam và Hán văn tân giáo khoa thư (nhiều tập, dùng cho các cấp học, do Nha học chính Đông Pháp xuất bản từ 1928 đến trước 1945), là một thành viên nòng cốt của Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Nguyễn Hàng Chi – chú ruột của Nguyễn Đổng Chi đã cầm đầu phong trào Duy Tân và chống sưu thuế rất quyết liệt ở Hà Tĩnh, bị thực dân Pháp xử chém ngày 13/7/1908.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

CÁC BÁC THÌ CÓ LỢI, DÂN CÓ THỂ CHỈ CÒN...RĂNG

Bùi Hoàng Tám

Dân chúng em không có tầm “nhìn xa, trộng rộng” như các bác mà chỉ mong dù chỉ một lần nhìn thấy tận mắt từ EVN ba chữ “hạ giá điện”. Còn xin gửi lại bác hai chữ “sẽ hạ” cùng điệp khúc “tăng tăng”. Và thật lòng, có lẽ chỉ các bác là thấy là có lợi, còn dân chúng em thì chỉ thấy còn... răng, phải không các bạn?! 



(Minh họa: Ngọc Diệp)
Vào Google hồi 12g ngày 27/8/2015, tìm “tăng giá điện” thấy khoảng 1,23 triệu kết quả (0,24 giây). Tìm “giảm giá điện”, có tới 37,2 triệu kết quả.
Điều khác nhau “nho nhỏ” là ở “tăng giá điện” hầu như chỉ thấy thông báo việc tăng giá bán điện và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với nền kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Còn “giảm giá điện” thì chỉ thấy giảm giá đồ điện, các sản phẩm liên quan đến điện còn tuyệt nhiên không có bất cứ một kết quả nào cho giảm giá bán điện.

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

NGƯỜI ĐỨNG TÊN THAY CHO NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN


 Ông Khải, người em rể  tận tâm của nhà thơ Phùng Quán (ảnh chụp năm 2007)

“ Tôi sinh năm Quí Mùi (1943), cái tuổi có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Các cụ bảo: Trai Đinh, Nhâm, Quí thì tài mà tôi không có chút năng khiếu gì về văn chương cả, nên tôi mới làm nghề chăn nuôi! Tác phẩm mang tên tôi: Như cánh cò vàng trong cổ tích.- Giải nhất cuộc thi sáng tác năm VHNT năm 1970, là của người anh vợ tài hoa và long đong- nhà thơ Phùng Quán”- ông Vũ Quang Khải chia sẻ.
Những tháng ngày mà nhà thơ Phùng Quán phải sống trong cảnh “Văn chui, rượu chịu, câu cá trộm”, nhiều bậc tiền bối đã kể nhiều lần rồi, tôi là hậu sinh chỉ nghe và không biết tại sao lúc ấy ông bị đối xử như vậy? Chuyện qua rồi đúng sai chẳng phải phần minh phân định. Hôm nay tôi kể câu chuyện của một người đã làm một việc nhỏ cho nhà thơ mà tôi có cơ duyện quen ông, một câu chuyện tử tế hiếm có giữa thời “nguy hiểm rập rình” và nó góp phần vào vô vàn chuyện tử tế để giúp nhà thơ long đong có tinh thần vượt qua sóng gió. Đó là chuyện của người đã đứng tên thay cho nhà thơ. Người đó là em vợ của nhà thơ - Ông Vũ Quang Khải.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

QUYỀN BIỂU THỊ CỦA NGƯỜI DÂN

Nguyễn Khắc Giang
Tác giả Nguyễn Khắc Giang

Nguyễn Khắc Giang

Tôi có dịp tham gia một cuộc biểu tình tại Zurich, thủ phủ của ngành ngân hàng toàn cầu, trong cơn bão phong trào Chiếm phố Wall hồi năm 2011. Người Thuỵ Sĩ thuộc đủ thành phần tụ tập ở Paradeplatz, nơi đặt trụ sở của Credit Suisse và UBS, để phản đối chính sách hỗ trợ ngành ngân hàng.
Những bộ não siêu phàm từ giới tinh hoa có đủ lý lẽ để cho rằng người dân không hiểu gì về sự phức tạp của hệ thống tài chính, qua đó nên để mọi việc cho nhà nước lo. Họ có thể cấm cuộc biểu tình, bởi các lý do thường thấy như gây bất ổn xã hội hay làm mất trật tự công cộng.
Nhưng điều đó đã không diễn ra. Người dân được tụ tập ở đó suốt hai ngày cuối tuần, giăng biểu ngữ, diễn thuyết về quan điểm của mình, phát tờ rơi, và thậm chí là nấu cháo miễn phí cho những ai tham gia. Cảnh sát và xe cứu thương được điều động đến để bảo vệ người biểu tình. Tất cả mọi thứ đều được tổ chức rất chu đáo, văn minh, và lịch sự.
Nhìn vào đó, không khó để hiểu vì sao Thuỵ Sĩ được cho là quốc gia có nền dân chủ trực tiếp, hình thái chính trị cho phép người dân bày tỏ chính kiến với chính quyền mà không thông qua trung gian tốt nhất thế giới.
Ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua việc người dân bày tỏ thái độ với một số chính sách xuất hiện nhiều hơn. Đó là phản ứng của người dân Hà Nội về việc chặt hạ cây xanh, của người Đồng Nai với dự án lấp sông xây đô thị, của người lao động TP HCM về Luật Bảo hiểm Xã hội, hay gần đây là vụ người dân Bình Thuận chặn quốc lộ 1A, yêu cầu EVN xử lý ô nhiễm môi trường.