Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ


Kinh Phu Tử (Đài Loan)

Lời tựa

Một vấn đề quan trọng khi nghiên cứu lịch sử cận đại Trung Quốc là phải nghiên cứu Mao Trạch Đông. Nghiên cứu Mao Trạch Đông đầu tiên phải đả phá mê tín, trả “ma” về với người, trả “thần” về với người. Thông qua “người” mới có thể khách quan trông thấy bộ mặt phong phú đa dạng của lịch sử đương đại Trung Quốc
Hễ là con người thì ai cũng có tình cảm và ham muốn. Mao Trạch Đông không phải là chính nhân quân tử. Cứ nhìn vào cuộc đời ông cũng có thể thấy ông là con người biết thương yêu, giận hờn, ghét bỏ, ham muốn, buồn vui, đau khổ, sợ hãi, Xưa nay các bậc đế vương đều là những kẻ phong lưu; mà mĩ nhân thì tự cổ vẫn hâm mộ anh hùng. Bản thân Mao Trạch Đông và những người ông ta theo đuổi, cho dù năm này qua tháng khác vẫn hô phong hoán vũ, đứng trên đài cao tư tưởng, kiến tạo chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ, nhưng vật chất thì không giảm, cây đời vẫn xanh tươi. Là một vị “thần”, chung qui Mao Trạch Đông không có căn cứ, là chuyện hoang đường; làm một con người, Mao Trạch Đông mới chân thật, khả tín.
Nghiên cứu “con người” Mao Trạch Đông vốn xưa nay là điều cấm kị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nghiên cứu lịch sử tình dục của ông ta càng là chuyện “tày trời” ở đời này. Nhưng Freud đã nói, tình dục là điểm xuất phát cơ bản của con ngưởi; bậc tiền bối Mạnh Phu Tử của nước ta cũng đã dạy: “thực sắc tính dã (1) Chúng ta không thể tùy tiện đồng ý với những điều cao kiến của hai vị tiên hiền trên đây, Nhưng qua quan hệ tình dục của Mao Trạch Đông với một loạt các cô gái, có thể gọi đó là “lịch sử ăn chơi”; hoặc dễ dàng hơn, mời Mao Trạch Đông từ trên điện thần cao sang


_____________________
(1) Ở đời chỉ có hai việc: ăn uống và tình dục.
chót vót bước xuống, làm một con người bằng xương bằng thịt, đi một vòng giữa chốn phồn hoa đô hội này.
Vậy thì, trước tiên chúng ta hãy hỏi một câu: Mao Trạch Đông là một con người như thế nào?
Có thể nói, Mao Trạch Đông là con người chống lại chủ nghĩa phong kiến một cách kịch liệt nhất, nhưng lại là một chiến sĩ không tự giác kiến tạo cho mình một vương triều mới. Cuộc đời phấn đấu của ông không thể giành thắng lợi, vượt qua ông ta là chủ nghĩa phong kiến độc ác tuyệt đỉnh, chủ nghĩa phong kiến với nền tảng ba nghìn năm đã chiến thắng ông, tạọ dựng nên ông. Ông không phải là con người của chủ nghĩa xã hội, không phải là người Mác-xít. Từ cổ xưa đến nay, Trung Quốc là vương quốc kinh tế tiểu nông bảo thủ khép kín. Tố chất cơ bản của nó là kinh tế tiểu nông – tư tưởng đế vương cộng với khí chất lãng mạn thi nhân. Chính những tư tưởng đế vương và khí chất thi nhân đã quyết định rất nhiều mối quan hệ kì diệu giữa ông ta và các cô gái; và cũng quyết định giữa ông ta và các đồng sự là mối quan hệ kiểu đại bi kịch cai trị dân đen.
Đó là hiện tượng Mao Trạch Đông trong lịch sử. Hoặc có thể gọi ông thuộc về một thời bất hạnh. Chúng ta thảo luận về Mao Trạch Đông quyết không có ý làm sai lệch địa vị và giá trị của ông; cũng không làm tổn hại cuộc đời khinh bạc, ngạo mạn, đa tài, đa tình của ông.
Tác phẩm của người viết không nhằm vạch trần mưu đồ chính trị của nhân vật, hoặc là loại sách tiết lộ những bí mật. Nó ở khoảng giữa chính truyện và dã sử, hoặc có thể nói là ngoại truyện. Trong sách đề cập đến mọi mặt đời sống của Mao Trạch Đông, tuy phần lớn trong nước và ngoài nước đã nghe nói, truyền tụng, Nhưng tuyệt nhiên không phải là thứ phong tục tập quán rẻ tiền. Tin rằng bạn đọc đọc xong sẽ hiểu được vấn đề. Điều duy nhất người viết cần bảo lưu là, cố gắng không đề cập đến những nguồn tư liệu, để tránh mọi phiền hà đối với gia đình, bạn bè.
Trân trọng.



Người xưa nay đã đi đâu tá? Hoa đào vẫn cười với gió đông.
Đờì tư của Mao cho đến nay vẫn là chuyện tuyệt mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho đến năm mươi năm sau người trong nước và nước ngoài khó mà biết được. Nhưng với các mối “quan hệ đồng chí” siêu việt cua ông ta với những người đàn bà nhiều như cá dưới sông, trong đó có đến hơn chuc người đàn bà nổi tiếng, Nhưng có bốn người đàn bà có quan hệ lâu nhất, ành hưởng sâu sắc nhất đối với Mao, đó là: Dương Khai Tuệ, Hạ Tử Trân, Giang Thanh và Trương Dục Phượng.
Không thể kể hết những người đàn bà, con gái vô danh đến với Mao chỉ mây mưa một đêm hoặc vui thú dăm bữa nửa tháng rồi thôi. Trong cuộc đời Mao, họ như những người khách vội vã qua đường, thậm chí chỉ trong chốc lát rồi biến mất.
Cuốn sách này còn kể đến những người đàn bà khác như: Đào Kì Vịnh, tài nữ vùng Trường Sa; Ngô Quảng Huệ, diễn viên kịch nói; Phùng Phượng Danh, mĩ nữ Hoa kiều; Tôn Duy Thế, con gái nuôi của Chu Ân Lai; Thượng Quan Vân Chu, minh tinh màn bạc; Hạ Cúc Lệ, hoa khôi tạp kĩ…
Chủ nhân chỉnh trong cuốn sách này không phải là Dương Khai Tuệ, không phải là Giang Thanh, mà là Trương Dục Phượng, một người con gái thần bí vừa công tác, vừa sống bên Mao, từ hộ lí được lên thư kí, từ thư kí sinh hoạt được lên đến chức Bí thư chính trị của Mao, cuối cùng là Bí thư cơ yếu của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Để bạn đọc có được ấn tượng rõ ràng, từ xa đến gần, cuốn sách này trước khi tường thuật những câu chuyện chủ yếu của Mao với cô gái Trương Dục Phượng, sẽ lần lượt giới thiệu những mối quan hệ giữa Mao và hơn chục người đàn bà. Hoặc, bạn đọc thông qua cuốn sách này để có thể nhận thức bức tranh lịch sử biến đổi kì dị, sẽ được no mắt.
Xin trân trọng một lần nữa.

@@@@@
1. Cô gái đầu tiên đến với Mao
.
Ngày 26 tháng 12 năm 1893, Mao Trạch Đông sinh ra trong một gia đình nông dân giàu có, có đến hai mươi mẫu ruộng, một ngôi nhà mười sáu gian tại làng Thiệu Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Cha của Mao là Mao Thuận Sinh là một người mù chữ, chỉ biết tính toán tiền nong, sổ sách, cày sâu cuốc bẫm, lúc nông nhàn buôn bán thóc gạo. Giống như những người nông dân sống khép kín tự thủ, ương ngạnh, lại giống như mọi gia đình nông dân đầy đủ khác, chỉ biết kính trọng, thờ cúng các vị thần tài, bồ tát, thổ công, mà không biết sùng tín đức Khổng Tử chí thánh chí tôn, thậm chí xem thường cả những người có học.
Nhưng những người có học lại “loạn đảng”, loạn ngôn, nhảm nhí. Mẹ Mao là người xinh đẹp, điển hình cho những phụ nữ nông dân, biết chăn lợn nuôi gà. Thời trẻ, Mao vẫn thường thay cha mẹ đến những thôn xóm nghèo gần đấy đòi nợ thóc gạo, thịt thà. Theo những học thuyết đấu tranh giai cấp, có thể coi ông là người ngay từ nhỏ đã cùng gia đình tham gia bóc lột
Mao Thuận Sinh là người thầy đầu tiên dạy ông trong cuộc sống. Phương pháp giáo dục không ngoài chửi mắng và đánh đập. Sáu tuổi, Mao đã phải ra đồng làm lụng. Cha của Mao cực lực phản đối con trai học hành chữ nghĩa, cho rằng “học hành là thứ vô dụng”. Mười ba tuổi, Mao buộc phải thôi học, về nhà đi cày. Mười bốn tuổi, Mao đã cao lớn, mạnh khỏe như một lực điền, Theo lời cha mẹ mai mối, Mao lấy một cô gái họ Lí tính tình dịu dàng. Mao là con trai cả, cha mẹ muốn ông là người kế tục gia nghiệp, muốn sinh con trai đầu lòng để nối dòng giàu có.
Nghe nói, cô gái họ Lí này lớn hơn Mao sáu tuổi. Với điều kiện kinh tế của gia đình Mao thời bấy giờ, cứ theo đẳng cấp xã hội vùng này, cô gái họ Lí về làm dâu nhà này phải là người xinh đẹp, nết na, có tướng làm chủ gia đình, đúng là một nàng dâu hiền thục, ngoan ngoãn.
Nhưng nghe nói, Mao lại không có tình cảm với người con gái họ Lí, thậm chí rất ít khi Mao nhắc đến người vợ này. Năm 1937, trong căn nhà hầm ở Diên An, với giọng khinh thường, ông kể lại cho Snow nghe về cuộc hôn nhân này. Về sau, khi xuất bản tác phẩm “Những câu chuyện của đông chí Mao Trạch Đông thời thanh niên” (Tập 3), “Thời kì đầu hoạt động cách mạng của đồng chí Mao Trạch Đông” (Tác giả Lí Nhuệ), Những câu chuyện về đồng chí Mao Trạch Đông thời thanh niên” ( Tác gải Chu Thế Kiếm), “Tôi và đồng chí Mao Trạch Đông đi ăn mày” (Tác gải Tiêu Du) đều coi là điều húy kị, không dám nhắc đến cuộc hôn nhân đâu tiên ấy của Mao
Cô gái họ Lí trở thành điều bí mật trong cuộc đời Mao. Trong kí ức của Mao, ông rất hận cha, nhưng lại rất nhớ thương người mẹ. Mỗi lần nhắc đến cha, Mao đều coi cha là một “bạo chúa” dùng tát tai, quả đấm để duy trì trật tự, thống trị gia đình. Từ nhỏ, Mao thiếu hẳn sự yêu thương, rộng lượng, khoan dung của gia đình. Để chống lại và phản bội cuộc hôn nhân đầu tiên do người cha “bạo chúa” áp đặt, với tính cách cố chấp như người cha, thật không khó giải thích tại sao Mao bỏ đi khỏi quê hương để học hành, tìm hiểu thế giới bên ngoài.
Tuy căm giận người cha, Nhưng Mao lại kế thừa từ người cha cái ngang tàng, chuyên chế, ngang ngạnh.
Nhưng trong tất cả các sách viết về cuộc đời Mao dều nói, Mao đã trưởng thành từ thuở thiếu niên, mười bốn tuổi đã cao to, trông như một thanh niên. Hồ Nam là vùng á nhiệt đới, mùa màng bốn mùa xanh tốt, cây cỏ xanh tươi quanh năm, trưởng thành nhanh chóng, sớm lấy vợ lấy chồng, chính là nguyên nhân sinh lí của người vùng đó. Năm 1908, Mao mười bốn tuổi. Từ sau năm 1908 Mao lấy vợ, đến năm 1920 Mao chung sống với Dương Khai Tuệ, mồ côi mẹ, con gái của giáo sư Đại học Bắc Kinh Dương Xương Tế. Mao đã chính thức là vợ chồng với cô Lí hơn chục năm. Điều này muốn nói, từ năm mười bốn đến hai mươi sáu tuổi là khoảng thời gian người con trai tình dục bắt đầu chín cho đến thời kì cực vượng. Cho dù Mao căm giận người cha mà giữ quan hệ lạnh nhạt với cô Lí, Nhưng trong những năm tuổi trẻ như lửa cháy, cô Lí lại không phải là yêu ma quỉ quái, hai vợ chồng trẻ liệu có thể nằm riêng giường được không? Thời trẻ Mao thích đọc tạp thư, suốt đời tình dục cực mạnh, liệu có thể ngủ chung với cô Lí mà nước lửa không xâm hại nhau? Theo lẽ thường, Mao vốn mang tâm lí trả thù người cha, chắc chắn sẽ tìm cách trút giận lên người cô Lí đang tuổi thanh xuân kì diệu. Rất nhiều sự thật về sau đã chứng minh, rất nhiều người con gái trở thành công cụ để Mao thỏa mãn tình dục.
Khoảng năm 1949, những người lớn tuổi ở Triệu Sơn vẫn còn nói với nhau, Mao học ở Trường Sa, lúc về nhà phát hiện cha mình “tằng tịu với nàng dâu”. Thời bấy giờ ở nông thôn Trung Quốc vẫn có lệ chồng nhỏ tuổi hơn vợ, bởi vậy thường xảy ra bi kịch loạn luân, dẫn đến tình trạng cha con thù hận suốt đời.
Cuộc hôn nhân đầu tiên của Mao không có con cái, Nhưng đó là sự thật không thể chối cái. Có thể đó là lí do để Mao không nhắc đến cô Lí. Năm nào thì Mao bỏ hẳn cô Lí? Cô Lí có thấy hôn nhân thứ hai của Mao hay không? Năm nào thì cô Lí từ bỏ gia đình Mao, rời bỏ thế giới này?
Có một điều có thể khẳng định: cô gái họ Lí ngồi kiệu hoa đến nhà họ Mao, cùng Mao bái thiên địa. Cô là cô gái đầu tiên và cũng là cô gái duy nhất làm lễ thành hôn với Mao Trạch Đông. Một người vợ bất hạnh đầu tiên.

.
2. Người tình đầu tiên của Mao
.
Người tình đầu tiên của Mao không phải là Dương Khai Tuệ.
Ông Dương Xương Tế, cha của Dương Khai Tuệ, người làng Bản Thương, Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, là một vị đại nho hiểu biết đông tây. Trước khi được phong hàm Giáo sư của Trường Đại học Bắc Kinh, ông đã từng dạy tại Trường Sư phạm số Một - Trường Sa, nơi Mao Trạch Đông theo học. Thời ấy, họ có ba người bạn trai số phận không may mắn và ba người bạn gái cũng không gặp may. Ba người ban trai đó là: Thái Hòa Sâm, Tiêu Du, Mao Trạch Đông; ba người bạn gái đó là: Đào Kì Vịnh, Hướng Cảnh Dự, Nhiệm Bồi Đạo. Thái Hòa Sâm về sâu trở thành một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tiêu Du trở thành nhà thơ nổi tiếng, Tiêu Du là anh cả của ba người, về sau ra nước ngoài sinh sống, làm việc cho cơ quan văn hóa Liên hợp quốc; Hướng Cảnh Dự về sau trở thành phu nhân của Thái Hòa Sâm, đi du học ở Pháp và trở thành Đảng viên Cộng sản , là nữ cách mạng nổi tiếng đầu tiên của Trung Quốc, năm 1928, Quốc Cộng chia tay, bà bị tử hình ở Hán Khẩu; Nhiệm Bồi Đạo theo đuổi sự nghiệp giáo dục, nghe nói hiện tại vẫn sống ở Đài Loan – Trung Quốc.
Người tình đầu tiên của Mao chính là Đào Kì Vịnh.
Đào Kì Vịnh người huyện Tương Đàm, Hồ Nam, xuất thân trong một gia đình danh môn, khuê các, là bạn học cũng là bạn đồng hương với Mao . Thời bấy giờ cuộc vân động “ngũ tứ’ đang nổi lên, làn gió phương Tây tràn vào Trung Quốc, thanh niên trí thức sôi nổi chống lại văn hóa phong kiến, phản đối hôn nhân ép buộc, đòi tự do dân chủ, phong trào đòi giải phóng cá nhân dâng trào. Tự do tình dục của thanh niên trí thức là mặt chủ yếu trong làn sóng đòi giải phóng cá nhân. Phong trào sôi nổi nhất ở các thành phố lớn và vừa, trai gái tự do yêu đương, sống chung trước hôn nhân như ngọn triều mới của xã hội.
Theo Tiêu Du, người bạn cùng học tại Trường Sư phạm Trường Sa nói lại, Đào Kì Vịnh là một trong những người con gái dịu dàng, tao nhã. Năm 1919, cô là một trong những người đầu tiên tham gia “Tân dân học hội”, một tổ chức học sinh tiến bộ do Mao Trạch Đông và Tiêu Du khởi xướng. Trong khoảng hai năm 1919 – 1920, Mao và Đào Kì Vịnh mở “Hiệu sách Văn hóa” ở Trường Sa để hoạt động cách mạng, Cả hai cùng đắm chìm trong dòng thác yêu đương.
Không bị ngăn cấm, hai người cùng chí hướng, hai thanh niên yêu nhau say đắm, trong thời đại giải phóng cá nhân, trai gái tự do, liệu có thể thoát khỏi những mê hoặc mà Thượng đế cấm kị Eva và Adam hay không?.Mao là người đàn ông cường tráng, đã có vợ, đã biết niềm vui giường chiếu. Đào Kì Vịnh cùng tầm tuổi với Mao, họ cũng đang trong thời thanh xuân. Tỉnh cảm tương hợp, lòng bên lòng, yêu thương sâu sắc, liệu ong bướm có không điên loạn?
Có người nói, Mao trong thời thanh niên học sinh, kinh tế túng thiếu, cuộc sống giản dị, cố chăm học để vươn lên. Mao không phải là con người sống phóng đãng. Đối với quan hệ tình dục trai gái, lúc ấy Mao rất nghiêm túc.
Rất đáng tiếc, tình cảm tốt đẹp của họ không được bền lâu. Hai người cùng chí hướng, nhưng vì chính kiến mà phải chia tay. Vào mùa Hè năm 1920, Đào Kì Vịnh không thể chiu nổi tư tưởng tạo phản và chủ trương cách mạng bạo lực, thêm vào đó, hai người gặp nhau đã lâu, Mao tỏ ra tàn nhẫn, ngang tàng, rời Trường Sa, khiến Đào Kì Vịnh phải xa Mao. Đào Kì Vịnh đi Thượn Hải, mở trường “Lập Kiến thư viện”, theo đuổi sự nghiệp giáo dục. Hồng nhan bạc mệnh, Đào Kì Vịnh qua đời năm 1932, mới hơn ba mươi tuổi.
Mao không vì mối tình đầu thất bại mà mất nhuệ khí. Mùa hè Đào Kì Vịnh xa Mao thì Dương Khai Tuệ bươc vào cuộc sống của Mao. Rất có khả năng, trong một thời gian ngắn, Mao, Dương Khai Tuệ và Đào Kì Vịnh có mối quan hệ tay ba. Hoặc tình cảm của Mao không chuyên nhất, hoặc vì xuất thân con nhà danh giá, Đào Kì Vịnh tâm tình cao ngạo là nguyên nhân hai người bỏ nhau. Mao và Dương Khai Tuệ sống với nau năm năm ở vùng hồ Thanh Thủy, Trường Sa, sinh hai cậu con trai là Ngạn Anh và Ngạn Thanh. Trong thời gian này, Mao còn thông dâm với vợ Lí Lập Tam, một vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc thời kì đầu và cũng là bạn thân của Mao, khi hai gia đình ở gần nhau. Về sau, Lí Lập Tam là bại thần trong tay Mao và chết thảm thương năm 1967, thời kì đầu Cách mạng Văn hóa
3. Ma Mao xác nhận Dương Khai Tuệ là đệ nhất phu nhân
.
Tôi mất bạn Dương người mất Liễu
Dương Liễu tênh tênh lên thẳng chín tầng trời
Thăm hỏi Ngô Cương gì có nhỉ?
Ngô Cương bưng rượu quí ra mời
Quạnh quẽ Hằng Nga tung áo thụng
Muộc dặm trời xa múa lượn trùng hồn
Bỗng sao dưới trời đã dẹp hổ
Lệ bay phút chốc thành mưa tuôn(1)
Đây là bài thơ “Điệp luyến hoa” của Mao tưởng niệm Dương Khai Tuệ, là bài thơ giàu tình cảm nhất trong tất cả các bài thơ và từ của ông, mà cũng là bài thơ đậm tình người nhất. Sự việc xảy ra hồi tháng 5, năm 1957 bà giáo trung học Lí Thục Nhất ở Trường Sa, đến Tử Cấm Thành thăm Mao Trạch Đông chí cao vô thượng, quyền khuynh nhất quốc. Ông Liễu Tuân, chồng bà Lí Thục Nhất, lại là chiến hữu của Mao trong phong trào nông dân Hồ Nam hồi giữa những năm Hai mươi, đã từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư trưởng Hiệp hội nông dân Hồ Nam, năm 1927 bị quân phiệt Hứa Khắc Tường ra lệnh tử hình tại Hồ Nam. Sự việc đã qua hơn ba mươi năm, vợ của bạn tuổi cung đã ngoài năm mươi; bà Dương Khai Tuệ người vợ yêu thương của Mao cũng đã sớm rời tràn thế, bỗng Mao có cảm xúc viết ra bài thơ “Điệp luyến hoa” được mọi người ngợi ca.
Dương Khai Tuệ còn có tên Hà, tự Vân Cẩm, sinh ngày 26 tháng 9 năm 1901 theo Âm lịch, người trong làng Bản Thương gọi là “cô Hà”.. Trong Cách mạng văn hóa, công xã nhân dân Bản Thương đổi tên thành công xã “Phi Hà” để kỉ niệm Dương Khai Tuệ. Sau Cách mạng văn hóa, lại lấy lại tên làng Bản Thương như xưa.
Ông Dương Xương Tế, cha của Dương Khai Tuệ còn có tên là Hoài Trung, là học giả nổi tiếng Hồ Nam hồi cuối nhà Thanh, đầu thời Dân Quốc, đã từng du học Nhật Bản Anh Quốc chín năm. Ông về nước năm 1913 giữa cuộc cách mạng Tân Hợi. Lúc bấy giờ, Đốc quân Hồ Nam là Đàm Đình Đậu mời ra làm Giám đôc Giáo dục tỉnh, Nhưng ông từ chối, chỉ nhận dạy học ở Trường Sư phạm sớ Một tỉnh Hồ Nam. Từ năm 1913 đến năm 1918, ông Dương Xương Tế dạy học ở Trường Sa được năm năm, đó cũng là thời gian Mao học tại đây. Mao và hai học sinh lớp trên là Thái Hòa Sâm và Tiêu Du thường đến nhà thầy bàn chuyện thế sự và nói chuyện tình yêu với Duơng Khai Tuệ còn nhỏ tuổi. Cha của Mao phản đối con đi học, ông đã cắt đứt nguồn kinh tế, cuộc sống của Mao vô cùng khốn khó, phải dựa vào nguồn chi viện của những bạn học gia đình giàu có hoặc phải đi làm thuê kiếm tiền.
________________
(1) Bản dịch thơ của Hoàng Trung Thông
Mùa Xuân năm 1918, ông Dương Xương Tế được phong hàm giáo sư luân lí tại Đại học Bắc Kinh, Dương Khai Tuệ theo cha về Bắc Kinh. Để tổ chức những hoạt động vừa học vừa làm của hội viên “Tân dân học hội”, Mao cũng lên Bắc Kinh, thiếu tiền đi đường, tiếng Anh quá kém, Thêm vào đó, thành tựu lập chí cũng yếu, không đủ tiền học tập, bởi vậy giáo sư Dương Xương Tế giới thiệu Mao vào làm trợ lí tại thư viện đại học Bắc Kinh. Thời bấy giờ, Hiệu trưởng đại học Bắc Kinh là giáo sư Thái Nguyên Bồi, Giám đôc thư viện là Lí Đại Chiêu, tất cả đều là những nhân vật trí thức nổi tiếng.
Dương Khai Tuệ yêu Mao từ năm 1818 sau khi đến Bắc Kinh. Giáo sư Dương là ân nhân của Mao, Mao theo đuổi cô con gái yêu của ông từ năm mười bảy tuổi cũng là điều dễ hiểu. Nhưng theo kí ức của những người cùng thời với Mao, Dương Khai Tuệ không thật yêu Mao, nhiều lắm chỉ có tình cảm mà thôi. Còn Mao lai là nhân viên cấp thấp tại thư viện, rất bất đắc chí. Năm 1919, Mao bỏ trường Đại học Bắc Kinh. Dường như Mao không từ biệt gia đình giáo sư Dương Xương Tế, cùng bạn học đến Thiên Tân, xuống Phố Khẩu, Thượng Hải, rồi từ Thượng Hải về lại Trường Sa. Mao ở Bắc Kinh nhiều lắm cũng chỉ nửa năm. Về đến Hồ Nam, Mao như cá được nước, tụ tập với đám bạn bè trong “Tân dân học hội”, chủ biên tạp chí “Tương Giang bình luận”, triển khai hoạt động cách mạng. Đúng luc ấy, Mao và Đào Kì Vịnh mở “Hiệu sách Văn hóa” ở Trường Sa, cùng đắm chìm trong yêu đương, thòi gian ít nhất là một năm.
Ngày Mười bảy tháng Giêng năm 1920, ông Dương Xương Tế lâm bệnh và mất ở Bắc Kinh. Ít lâu sau, Dương Khai Tuệ theo mẹ về Trường Sa, vào học ở trường nữ trung học “Tương Phúc” do giáo hội Mĩ mở. Lúc bấy giờ, những người bạn cùng quê của Mao như Thái Hòa Sâm, Tiêu Du, Trần Xương, Hướng Cảnh Dự… đều kéo nhau sang Pháp, ở lại Trường Sa chỉ còn một mình Mao hô phong hoán vũ. Dương Khai Tuệ có tình cảm với Mao cũng không có gì là kì lạ. Về phía Mao, thầy giáo ơn nghĩa tạ thế, để lại bà vợ và cô con gái nặng tình nặng nghĩa, Mao thường đến chơi nhà thầy giáo cũ, lâu ngày lửa gần rơm cũng bén, Mao phản bội lại mối tình sâu nặng với Đào Tư Vịnh .Cho đến mùa thu năm 1920, hình thành mối tình tam giác Mao – Đào – Dương. Cuối cùng, Đào Tư Vịnh rời Trường Sa coi như xong.
Mao hơn Dương Khai Tuệ tám tuổi Con trai lớn tuổi thường thích những cô gái ít tuổi. Những cô gái ít tuổi thường dịu dàng, đáng yêu, .
Không giống như những cô gái chênh lệch về tuổi tác và học thức, luôn luôn đòi được bình đẳng, tự do, Dương Khai Tuệ lấy Mao vào mùa Xuân năm 1921. Một năm sau, Dương Khai Tuệ theo Mao hoạt động cách mạng, trở thành một phụ nữ tiến bộ, lại là một người vợ hiền, có văn hóa truyền thống, rất chăm sóc Mao, vợ chồng yêu thương nhau.
Tháng Mười năm 1922, Dương Khai Tuệ sinh Mao Ngạn Anh; năm 1923, sinh Mao Ngạn Thanh; năm 1926 sinh thêm cậu con trai thứ ba là Mao Ngạn Long. Dương Khai Tuệ sinh con vào thời buổi khó khăn, ăn bữa sáng phải lo bữa tối, Nhưng hai vợ chồng vẫn sống hòa thuận, yêu thương nhau. Thời gian đó, Mao đi lại giữa Thượng Hải, Quảng Châu, Trường Sa, tham dự Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc, tham gia hợp tác Quốc Cộng lần thứ nhất, giữ chức Ủy viên trung ương Quốc Dân đảng, tự nhân là Bộ trưởng Tuyên tuyền trung ương Quốc Dân đảng thời đó.
Khoảng thời gian trước và sau sinh cậu con trai thứ ba Mao Ngạn Long, Mao ngoại tình, dẫn đến mâu thuẫn gia đình.
Người thứ ba can dự vào gia đình họ là ai, có phải là vợ Lí Lập Tam, lúc bấy giờ hai gia đình ở cùng khuôn viên? Chuyện này chỉ có Mao ở dưới suối vàng mới biết.
Tháng 4 năm 1974, hai phái Quốc Công chia tay, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc thanh trừng nội bộ. Ngày Một tháng Chín khởi nghĩa Nam Xương, lấy đấu tranh vũ trang đối chọi lại với Quốc Dân đảng. Tháng Chín cùng năm, Mao lãnh đạo cuộc “bạo động Thu Thu” của nông dân Hồ Nam, kéo quân lên núi Tĩnh Cương lập căn cứ địa. Dương Khai Tuệ đi theo mẹ, đem theo ba con nhỏ, sống những năm tháng trốn tránh cực khổ ở Bản Thương, Trường Sa quê nhà. Bà không trách cứ chồng mà bằng mọi cách để liên lạc được với chồng “tên đầu sỏ thổ phỉ Cộng sản ” đang ở vùng núi Tĩnh Cương.
Mùa Đông năm 1929, Dương Khai Tuệ cùng ba con nhỏ bị Hà Kiện, tên quân phiệt Hồ Nam bắt. Các môn sinh cũ của ông Dương Xương Tế ở Hồ Nam không quản gì ảnh hưởng chính trị, kinh tế, tổ chức những hoạt động cứu Dương Khai Tuệ. Cuộc đấu tranh có kết quả, tỉnh trưởng Hà Kiện hạ lệnh, chỉ cần Dương Khai Tuệ đăng báo công khai từ bỏ quan hệ với Mao, sẽ được phóng thích.
Nhưng Dương Khai Tuệ trong tủ tỏ ra kiên trinh bất khuất, bà nguyện trung thành với chồng, trrung thành với niềm tin, thà chết không từ bỏ danh phận với Mao Trạch Đông. Bà đã lấy cái chết để bảo toàn tình yêu của mình đối với Mao.
Ngày Mười bốn tháng 11 năm 1930 Hà Kiện hạ lệnh tử hình Dương Khai Tuệ. Năm đó bà mới hai mươi chín tuổi. Ba người con là Ngạn Anh, Ngạn Thanh và Ngạn Long từ đó cũng bị lưu lạc khắp nơi.
Hãy xem Mao trên núi Tĩnh Cương sống như thế nào.
Mùa Thu năm 1927, Mao kéo quan lên núi Tĩnh Cương thành lập căn cứ địa chưa đầy hai tháng, Mao đã sống chung với Hạ Tử Trân, một cô gái xinh đẹp mới mười bảy tuổi, quê ở huyện Thủy Tân, tỉnh Giang Tây. Ngay năm sau, họ có với nhau một cô con gái. Trong khi đó, tháng 11 năm 1930 Dương Khai Tuệ sẵn sàng lãnh án tử hình, quyết không từ bỏ quan hệ vợ chồng với Mao.
Con người vốn có tình cảm. Có thể trong lòng Mao cũng có đôi chút ân hận, cho nên tháng 5 năm 1957 Mao mới viết bài thơ “Điệp luyến hoa”. Tháng 11 năm 1962, thân mẫu của bà Dương Khai Tuệ qua đời ở Trường Sa, thọ hơn chín mươi tuổi, trong bức điện chia buồn, Mao vẫn gọi bà là nhạc mẫu, gọi Dương Khai Tuệ là “người vợ yêu quí”.
4. Hạ 4-Tử Trân – người đẹp Hồng quân, chơi chán rồi bỏ
.
Lẽ ra, phải viết hẳn một cuốn sách về Hạ Tử Trân để kể lại những bi kịch của con người này.
Hạ Tử Trân sinh năm 1910, là người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây. Cha của bà là một địa chủ nhỏ kiêm thương nhân, có ý thức tiến bộ. Ở Vĩnh Tân, cha của bà và ba người con trai và gái đều tham gia “Đội tự vệ nông dân” do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là một gia đình cách mạng.
Vĩnh Tân ở về phía Tây núi Tĩnh Cương, gần huyện Du, Trà Lăng, khu Tương Đông. Vùng núi Tĩnh Cương này nghe nói người dân rất dũng mãnh, chuyện trai gái cũng rất tự do, cởi mở. Về mùa hè, tối nào cũng vậy, trai gái đều xách theo một thùng nước ấm ra đầu ngõ, cùng tắm táp, cười nói đùa vui, nhưng không đụng chạm nhau. Vùng này còn lưu truyền bài dân ca “”Trai gái cởi mở”. Cho đến năm 1964, Đảng Cộng sản mới đề xuất cuộc “vận động giáo dục xã hội”, từng đoàn ô tô từ tỉnh đem về những đội viên công tác giáo dục xã hội. Chỉ ít lâu sau, từng đoàn ô tô lại đưa những đội viên này về tỉnh. Vì họ về với các gia đình, chẳng bao lâu bị đám con gái trong các gia đình quyến rũ trở nên hư hỏng, phạm sai lầm quan hệ trai gái, tiêm nhiễm phong tục địa phương.
Hạ Tử Trân là một cô gái xinh đẹp, có đôi mắt to, nước da trắng hồng, dáng vẻ mềm mại, tính cách hoạt bát. giọng nói ngọt ngào, ai trông thấy đều có cảm tình. Mười lăm tuổi, Hạ Tử Trân là bí thư đoàn trường trung học của huyện; mười sáu tuổi được kết nạp vào Đảng. Cô có tài nói năng có sức lay động mạnh mẽ. Mười bảy tuổi, tức là năm 1927,, sau “sự kiện 12 tháng 4” ít lâu, cô dẫn đầu những đảng viên Cộng sản huyện Vĩnh Tân liên lạc với Vương Tả, một thổ phỉ vùng núi Tĩnh Cương, Viên Văn Tài, một thổ hào ở huyện Ninh Cương, tiến hành cuộc khởi nghĩa Vĩnh Tân, chiếm huyện lị Vĩnh Tân trong một thời gian ngắn. Cuộc khởi nghĩa này diễn ra sớm hơn cuộc bạo động Thu Thu của Mao ba tháng.
Tháng 9 năm 1929, Mao dẫn đội quân nông dân Hồ Nam lui về vùng núi biên giới Hồ Nam Giang Tây, hợp nhất với đội tự vệ nông dân của chị em Hạ Tử Trân và Hạ Học Mẫn, cùng thành lập căn cứ địa núi Tĩnh Cương. Cần phải nói rằng, Hạ Tử Trân và Mao là những người đồng sáng lập “khu Xô Viết” sớm nhất. Hơn nữa, Hạ Tử Trân là người địa phương, Mao là người từ nơi khác đến. Người từ nơi khác đến tất nhiên thời kì đầu phải dựa vào người địa phương, sau rồi mới nhập vào người địa phương, thay thế người địa phương. Mao là người tạo phản, về sau chỉ mong đạt mục đích, không từ thủ đoạn nào. Mao lên núi Tĩnh Cương dùng phương thức “kết hợp xác thịt” với nữ thủ lĩnh địa phương.
. Theo sách “Tôi và Hồng quân” của tác giả Củng Sở nhớ lại:
Trung tuần tháng 7 âm lịch. Mao đưa chúng tôi và một đại đội đến Vĩnh Tân, triển khai cuộc vận động Xô Viết. Sau khi về đến Vĩnh Tân, chúng tôi vào ở trong trụ sở của chính quyền. Các đồng chí Vĩnh Tân đều đến thăm Chủ tịch, trong đó có đồng chí Hạ Tử Trân xinh đẹp và hoạt bát, nói chuyện rất say sưa với đồng chí Chủ tịch. Tối hôm ấy Hạ Tử Trân tặng Chủ tịch hai con gà và hai chai rượu. Chủ tịch giữ cô ta ở lại cùng ăn cơm. Hai người nói chuyện càng say sưa. Hôm sau Chủ tịch triệu tập hội nghị đảng viên… Nữ đồng chí Hạ Tử trân phát biểu ý kiến nhiều nhất, hơn nữa lại được bàn bạc thảo luận chung. Đến tận mười một giờ đêm cuộc họp mới kết thúc. Hội nghị kết thúc, Chủ tịch mời đồng chí Hạ Tử Trân ở lại chốc lát, bảo có việc cần bàn. Đêm hôm ấy, một mình đồng chí Hạ Tử Trân cùng Mao mật đàm rất lâu ngay trong phòng ngủ. Sau bữa cơm sáng hôm sau, đồng chí Hạ lại đến, cùng Mao làm việc suốt một ngày, tối cũng không về. Hôm sau, mãi tận chín giờ mới dậy. Sau khi Chủ tịch rửa mặt, vẻ mặt tươi cười, rất vui vẻ nói với chúng tôi: “Tôi và đồng chí Hạ yêu nhau rồi, hai người từ tình đồng chí tiến tới tình yêu vợ chồng, đó là điểm khởi đầu của đấu tranh cách mạng, cùng chung sống của chúng ta.” Lúc ấy, đồng chí Hạ Tử Trân đứng bên trái Mao cười bẽn lẽn…
Theo những điều mắt thấy tai nghe đó, có thể thấy Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân “từ tình đồng chí chuyển thành tình vợ chồng” chỉ trong vòng hai ngày. Ngay tối đầu tiên vừa gặp nhau đã giữ lại ăn cơm, chuyện trò vui vẻ; tối thứ hai, sau khi tan họp, hai người mật đàm trong phòng ngủ đến tận khuya; tối thứ ba thì hai người dứt khoát sống với nhau. Như vậy cũng đủ thấy, trong đêm thứ hai họ đã chuyển thành tình yêu chồng vợ rồi! Mao là người có gia đình, có con cái, tại sao có thể có tình “chồng vợ” với Hạ Tử Trân? Chẳng qua đó chỉ là sự vụng trộm thông dâm theo kiểu bụi bờ mà thôi! Hồi ấy, Mao mới 34 tuổi, người vợ Dương Khai Tuệ cùng ba người con ở Hồ Nam đang phải chui lủi trốn tránh ở làng Bản Thương, liệu ông ta có còn chút tình nghĩa vợ chồng, cha con nữa không? Còn Hạ Tử Trân, cô này mới mười bảy tuổi, chỉ bẳng nửa tuổi của Mao, cô ta biết rõ đối phương đã có vợ, có con, vậy mà vẫn tự nguyện sống chung, hòa chung tình cảm cách mạn và nỗi khát khao tình dục làm một, nhưng không thể không nói đến lối sống tự do cởi mở trong chuyện tình dục theo phong tục tập quán của trai gái vùng này.
Hạ Tử Trân tuy là một lục lâm tướng cướp vùng núi Tĩnh Cương, vũ trang tạo phản, Nhưng từ sau ngày phục tùng Mao, cô trở về với truyền thống, làm một người vợ hiền. Xuất phát từ tình yêu, Hạ Tử Trân giống như Dương Khai Tuệ, trong cuộc sống chăm sóc Mao hết sức chu đáo, tận tinh. Hạ Tử Trân biết nấu nướng giỏi hơn Dương Khai Tuệ, biết làm những món ăn Hồ Nam hợp khẩu vị Mao. Giống như phần đông người Hồ Nam, Mao rất thích ắn cay, nhất là những món xào ớt cay do Hạ Tử Trân làm. Mao và Hạ Tử Trân sống với nhau ở núi Tĩnh Cương mười năm, kể từ mùa thu năm 1927, đến mùa thu năm 1937, Hạ Tử Trân bị Mao đuổi khỏi Diên An. Trong mười năm đó, Hồng quân Trung ương bị vây quét năm lần, cuối cùng buộc phải vứt bỏ khu Xô Viết trung ương, làm cuộc tháo chạy quân sự “hai vạn năm nghìn dặm trường chinh”, đến Thiểm Bắc mười năm. Trong lịch sử Đảng Công sản Trung Quốc, đó là mười năm gian khổ nhất, nguy cấp nhất.. Đó cũng là thời kì vị trí của Mao trong Hồng quân không ổn định nhất, lên lên xuống xuống không biết bao nhiêu lần.
Theo hồi kí của những người cùng thời với Mao có thể thống kê, trong mười năm đó Hạ Tử Trân sinh cho Mao sáu người con. nhất là hơn hai năm trên đường vạn lí trường chinh. Theo Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 1934, Hồng quân công nông bắt đầu cuộc vạn lí trường chinh có 340.000 quân; năm 1936 đến Thiểm Bắc, chỉ còn hơn hai vạn, đủ thấy hành trình gian khổ, phải băng qua núi tuyết, đồng cỏ, phía trước là hiểm nguy, phía sau đang bị đối phương truy đuổi, Mao vẫn làm cho Hạ Tử Trân mang thai ba lần, sinh đẻ ba lần.
Giữa rừng tên, núi đạn, có buổi sáng không biết có còn đến buổi chiều, sống chết không biết lúc nào, vậy mà tình dục của Mao vẫn vượng, thỉnh thoảng lại tìm đến vợ để xả cơn thèm, bất kể những khó khăn của người phụ nữ trên đường sống chết. Miệng ông ta vẫn nói “tình đồng chí” cộng thêm “tình chồng vợ”, Nhưng trong cốt tủy lại thiếu hẳn trách nhiệm nghĩa tình và tôn trọng nhân cách đối với phụ nữ. Hạ Tử Trân là công cụ để Mao xả cơn khát tình dục, trở thành vật hi sinh tình dục.
Hạ Tử Trân bị giày vò về mặt tình dục, phải chịu đựng muôn vàn gian khổ, năm 1936 đến Thiểm Bắc lúc ấy mới hai mươi bảy tuổi, vậy mà người gầy gò bệnh tật, giả nua, vàng vọt, không còn chút gì gọi là người đẹp Hồng quân. Về mặt quân sự, chính trị, Mao được tạm yên ổn, liên tục gây ra mấy vụ chơi bời, không thể không làm cho Hạ Tử Trân phỉa nổi nóng. Một nữ chiến sĩ Hồng quân vừa vượt qua vạn dặm trường chinh, làm thế nào để nén nổi những lời độc địa? Trong thời gian này, tính tình Hạ Tử Trân thay đổi, không còn dịu dàng ngoan ngoãn với Mao nữa, mà suốt ngày to tiếng thậm chí hai người còn đánh nhau. Hạ Tử Trân có lần nói: “Ông ấy không tốt với tôi, Hai người cãi nhau, ông ấy cầm ghế, tôi cũng cầm ghế. Tôi với ông ấy thế là hết!”
Mùa Hè năm 1937, có hai cô gái toàn thân thơm phức, dáng vẻ điệu đà đến căn nhà hầm ở Diên An, một cô là Ngô Quảng Huệ, lãnh đạo học sinh – sinh viên Bắc Kinh, một cô nữa là Smedley, kí giả người Mĩ. Hai cô gái với phong cách cởi mở này đến khiến cho Hạ Tử Trân khó duy trì nổi cuộc sống gia đình dày công gìn giữ bấy lâu
Hạ Tử Trân, nữ anh hùng hồng quân không thể chịu nổi, dọa cho vệ sĩ bắn chêt hai con yêu tinh quấy rối. Mao, chồng của Hạ Tử Trân, để xử lí sự việc ăn chơi của mình, lại chứng tỏ là một bậc đại trí đại dũng: “không một ông chồng nào không độc ác”. Không phải ông ta dẹp bỏ hành động ăn choi của mình, xin lỗi, nhận sai sót với vợ, mà ra lệnh đuổi khách. Một năm sau, Mao nói với Snow, một kí giả Mĩ:
- Năm nghoái tôi đuổi ba người đàn bà cút khỏi Diên An.
Ba người đàn bà đó là: Ngô Quảng Huệ, Smedley và thêm một người nữa là Hạ Tử Trân. Mao đuổi họ chỉ vì Hạ Tử Trân.
Lúc đầu, Mao bố trí để đưa Hạ Tử Trân đi chữa bệnh ở Thượng Hải. Có thể Hạ Tử Trân nhớ lại hồi còn ở vùng núi Tĩnh Cương, Mao đã tàn sát dã man hàng vạn người trong “nhóm AB” (1) vô tội, nếu đi Thượng Hải sẽ lọt vào bọn xã hội đen, thậm chí bị bán rẻ cho đặc vụ Quôc Dân đảng, sẽ chết một cách oan uổng. Từ sau ngày đến Diên An, Hạ Tử Trân vẫn chống lại sự xếp đặt của Mao, không coi những lời khuyên bảo của Mao ra gì, Hạ Tử Trân tìm đường lên Tân Cương để sang Liên Xô “học tập và chữa bệnh”. Lúc bấy giờ, trên người bà vẫn mang cái thai thứ sáu của Mao Cho đến lúc ấy Hạ Tử Trân đã sinh cho Mao hai trai ba gái, tất cả đều chết trên đường trường chinh. Người thì bỏ đi, người thì mất tích, không còn một ai bên Hạ Tử Trân Đúng là cảnh tan đàn xẻ ghé, chồng con mỗi người một nơi.
Mùa Xuân năm 1938, sau khi đến Mạc Tư Khoa, Hạ Tử Trân sinh thêm một con trai. Lúc bấy giờ, chiến tranh thế giới lần thứ Hai sắp bùng nổ, không khí chiến tranh ỏ Mạc Tư Khoa rẩt căng thẳng, kèm theo đó là sự thiếu thốn vật chất, Hạ Tử Trân đang nuôi con còn bú, đúng là tiến thoái lưỡng nan, ngày dài như một năm. Ít lâu sau đó, có tin, ở Diên An, Mao _____________
(1) AB viết tắt của hai chữ anti bonsevichs, có nghĩa chống Xô Viết
Trạch Đông, ông chống táng tận lương tâm đã yêu Lam Bình, một diễn viên điện ảnh từ Thượng Hải đến, khiến cho cả khu thánh địa cách mạng như trong bão tố.
Hạ Tử Trân như trời quả báo. Năm 1927, cô còn là một cô gái mười bảy tuổi, sống với Mao ở núi Tĩnh Cương, vợ Mao là Dương Khai Tuệ một nách nuôi ba đứa con nhỏ, trốn tránh cực khổ ở làng Bản Thương, nhất quyết chung thủy với Mao, cho đến cuối năm 1937 thì bị tử hình. Mười một năm sau, Hạ Tử Trân bị Mao đuổi sang một đất nước khác, vừa rét vừa đói, không biết bao giờ mới trở về nước. Còn Mao thì nằm trong căn nhà hầm ấm áp ôm ấp một minh tinh màn bạc người thơm phưng phức
Mùa đông năm 1938, giữa Mạc Tư Khoa băng tuyết ngập tràn, 30 độ dưới không, đứa con trai chưa đầy một tuổi của Hạ Tử Trân chết vị bị viêm phổi không được chạy chữa kịp thời. Một mình Hạ Tử Trân đau khổ, đưa con ra chôn ở nghĩa địa công cộng ngoại ô thành phố.
Năm 1939, Hạ Tử Trân lại viết thư, đánh điện, xin Trung ương Đảng ở Diên An để được về nước. Thư từ và điện báo của Hạ Tử Trân đều lọt vào tay Mao, trở thành chuyện riêng của gia đình, không được Mao cho về nước. Người nữ anh hùng Hồng quân, một trong những người đầu tiên sáng lập căn cứ địa núi Tĩnh Cương, giống như nàng cung phi thất sủng, bị đày ải đến một lãnh cung xa xôi vạn dặm. Lúc đầu, Hạ Tử Trân với danh nghĩa được Đảng cử ra nước ngoài học tập, lúc này muốn về nước lại trở thành chuyện gia đình riêng của Mao. Các chiến hữu trên núi Tĩnh Cương thời xưa, lúc này không một ai dám tỏ thái độ bất bình, bênh vực cho Hạ Tử Trân. Mao tính toán thâm độc, rất cao tay, thực hiện kế hoãn binh: “Mình kêu ca ở Mạc Tư Khoa cô đơn, ư? Tôi sẽ gửi Kiều Kiều, cô con gái duy nhất mà mình gửi người bạn ở nông thôn nuôi hộ, sang đấy để hai mẹ con có điều kiện chăm sóc, dạy dỗ, coi như niềm vui lớn rồi!”
Hạ Tử Trân không thể về nước, Kiều Kiều một cô con gái ba tuổi được đưa sang đấy. Hạ Tử Trân dồn tất cả tình mẫu tử cho bé Kiều Kiều. Thế chiến thứ Hai bắt đầu, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc không thừa nhận Hạ Tử Trân là vợ Mao, Chính phủ Liên Xô đành đối xử với mẹ con Hạ Tử Trân như những người Trung Quốc lưu vong.
Lại một mùa đông, Kiều Kiều sống trong nhà gửi trẻ, bi ốm nặng, vẫn chưa chết hẳn, Nhưng bị các bác sĩ vô nhân tính ở đấy cho vào nhà xác. Hạ Tử Trân đưa con từ nhà xác về, cãi nhau với giám đốc nhà gửi trẻ, bị cho là “diên”, đưa vào nhà thương điên suốt sáu năm trời. Đúng là bức màn sắt Cộng sản , tuyệt vô nhân tính!
Trong thời gian đó, Mao đã chiến thắng tất cả các đối thủ trong Đảng, trở thành lãnh tụ cao nhất toàn Đảng, toàn quân. Sự việc Hạ Tử Trân “tình đồng chí” cộng thêm “tình chồng vợ” bị nhốt vào nhà thương điên ở Liên Xô, Mao vờ như không biết gì, cũng không hỏi han gì, chỉ một chút xót thương, đồng cảm cũng không, lòng dạ Mao như sắt thép, như rắn độc. Mãi đến năm 1947, Vương Gia Tường và phu nhân, đại diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Quốc tế Cộng sản đến Mạc Tư Khoa, tình cơ biết tin Hạ Tử Trân, ông tỏ ra bất bình, liên liên hệ với Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đưa Hạ Tử Trân từ nhà thương điên ra.
Lúc này, Mao không thể không đồng ý để Hạ Tử Trân về nước. Năm 1947, Hạ Tử Trân về Cáp Nhĩ Tân dự “Đại hội đại biểu công nhân – viên chức toàn quốc”. Năm 1948. Hạ Tử Trân đến Phan Dương; năm 1949 đến Thiên Tân, Nhưng không cho phép bà về Bắc Kinh, mà đưa đi Thượng Hải để “tiếp tục chữa bệnh” Trong một thời gian ngắn ở Thiên Tân, Hạ Tử Trân nhờ người đưa con gái lên Bắc Kinh trao cho Mao, muốn để Mao nhớ lại chút tình xưa nghĩa cũ, động lòng trắc ẩn. Mao giữ Kiều Kiều ở lại, giao cho Giang Thanh chăm sóc. Giang Thanh đổi Kiều Kiều sang họ của mình, lấy tên là Lí Mẫn”. Hạ Tử Trân chỉ nhận được của Mao một tấm bưu thiếp:
Tự Trân, gửi lời hỏi thăm. Kiều Kiều sống với tôi rất tốt. Tôi rất quí nó. Mong mình giữ gìn sức khỏe, cách mạng số một, sức khỏe số một, mọi người số một, coi trọng toàn cục.
Mao cố tình viết Tử Trân thành “Tự Trân”. Từ “chỉ thị tối cao” này có thể thấy Mao là con người độc tài, bá đạo, đa mưu túc kế. Nghe nói, năm 1950, Mao về thăm Thượng Hải, có cho mời Hạ Tử Trấn đến, hai bên hết sức lạnh nhạt. Sau đó, Hạ Tử Trân bị giam lỏng trong một toà biệt thự thâm nghiêm, sống những năm tháng cô đơn trong lãnh cung.
Thượng tuần tháng 7 năm 1959, trong thời gian diễn ra “Hội nghị Lư Sơn”, Giang Thanh ngao du ngắm cảnh Hàng Châu. Mao về Giang Tây, quê hương Hạ Tử Trân, có thể lương tâm cắn rứt, Mao cho người phụ trách tỉnh ủy bí mật đón Hạ Tử Trân lên Lư Sơn gặp mặt. Đó là cuộc gặp cuối cùng của Mao – Hạ. Mao phải giấu Giang Thanh để được gặp vợ cũ. Hạ Tử Trân vừa bước vào cửa thì nghe thấy Bành Đức Hoài và Mao Trạch Đông đang to tiếng cãi nhau. Bành Đức Hoài ra, Hạ Tử Trân đi tới, Bành Dức Hoài vội vã đưa hai tay ra, hai người bạn chiến đấu hồi nào ở núi Tĩnh Cương nắm chặt tay nhau, Nhưng Bành Đức Hoài không nói gì. Tại nơi Mao ở, lần đầu tiên Hạ Tử Trân gặp cô gái Trương Dục Phượng xinh đẹp, có cặp mắt to, nước da trằng hồng, có hai bím tóc đen nhánh và to…
Mao gặp Hạ Tử Trân ở Lư Sơn, Giang Thanh bất ngờ phát hiện. Giang Thanh từ Hàng Châu vội vã về. Hạ Tử Trân cũng đã đi rồi.
Ngày 9 tháng 9 năm 1976 Mao qua đời. Giang Thanh cấm Hạ Tử Trân về Bắc Kinh viếng Mao. Cho đến ngày “bè lũ bốn tên” đổ. Giang Thanh bị bắt, Hạ Tử Trân mới được về Bắc Kinh vào lăng viếng Mao, qua lớp quan tài thủy tinh bà trông thấy người đàn ông bội bạc đã từng giày vò bà quá nửa cuộc đời..
Hạ Tử Trân mất ngày 19 tháng 4 năm 1984.
.
5. Nữ 5- Nữ văn sĩ Đinh Linh nhớ lại những tháng ngày phong lưu
.
Đinh Linh sinh năm 1906, tên thật là Tưởng Băng Chi, người huyện Lâm Nông tỉnh Hồ Nam. Từ sau năm 1926, nổi danh trên văn đàn với “Nhật kí nữ sĩ Sa Phi” và những tiểu thuyết khác, thuộc lớp nhà văn nữ xinh đẹp của thời đại cá nhân đòi được giải phóng. Đinh Linh cũng đã từng chung sống với Thẩm Tùng Văn, Hồ Dã Bình tại tạp chí “Bắc Đẩu” thuộc cơ quan “Hội văn học tả liên”. Măm 1933 bị bắt, giam ở Nam Kinh. Ở trong tù, Đinh Linh sống chung với một tên “đặc vụ” và sinh một cô con gái. Mùa hè năm 1936 được tha, lập tức tìm đến Ngõa Diêu Bảo, căn cứ chủ lực của Hồng quân trung ương.
Đang ở Ngõa Diêu Bảo thì Đinh Linh gặp Mao Trạch Đông liển nảy sinh mối tình ngắn ngủi thân mật. Thời đó, Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông lãnh đạo “Hồng quân trung ương” vừa hoàn thành cuộc vạn lí trường chinh dài hai vạn năm nghìn dặm, vượt qua những năm tháng gian khổ nhất, đang tạm nghỉ ngơi và chấn chỉnh lại đội ngũ ở Ngõa Diêu Bảo. Đó là thời kì trên dưới đồng lòng, toàn dân yêu cầu kháng Nhật, phản đối nội chiến đang dâng cao. Hạ Tử Trân thì đang tạm lánh ở quê nhà, sinh đứa con thứ năm tức cô con gái Kiêu Kiêu, về sau đổi tên là Lí Mẫn. Mao là con người dù việc công, hay việc tư đều mạnh mẽ, không chịu nổi sự yên tĩnh. Lợi dụng lúc Hạ Tử Trân sinh con, Mao liền tìm bạn giao lưu với một ai đó có tình cảm cao hơn tình đồng chí.
Đinh Linh vào những năm cuối đời đã từ bỏ thói ăn chơi lãng mạn thời trẻ, trở thành một nhà văn có ý thức tư tưởng -xít đặc sệt. Có thể nói, hai mươi năm từ 1955 đến 1979 là những năm tháng tuyệt vời trong đời, bà phải ở trong nhà tù và trại cải tạo của Cộng sản . Bà là một trí thức điển hình cho việc tẩy não thành công của Cộng sản . Năm 1981, bà nhận lời mời của “Chương trinh viết văn quốc tế” của đại học Iowa, sang Mĩ thăm thú gần nửa năm trời, được hít thở không khí tự do và vô hình trung bị tiêm nhiễm tư tưởng tự do. Năm 1982, sau khi về Trung Quốc, tư tưởng cũng được giải phóng, hoặc có thể gọi là “tự do hóa giai cấp tư sản”. Mùa hè năm đó, bà đến Bột Hải một nơi nghỉ mát nổi tiếng của tỉnh Đại Liên, sống chung trong một nhà nghỉ với một người làm công tác khoa học ở độ tuổi trung niên, nhưng rất yêu văn học. Gió mát, bãi cát vàng, rừng cây xanh… đã gợi lại những tình cảm sâu nặng và những sự việc đã qua của một người già. Bà không ngại gì oán trách Mao Trạch Đông. Dưới đây là một đoạn hồi kí của Đinh Linh viết vào những năm cuối đời.
Ông ta là một con người có tư tưởng đế vương rất nặng. Lúc bấy giờ, trong hàng ngũ Hồng quân, trong cơ quan trung ương cùng ở Ngõa Diêu Bảo, tỉnh Thiểm Bắc, không giống như cảnh vật về sau này. Những người trải qua cuộc trường chinh hai vạn năm nghìn dặm một sống mười chết còn sót lại, binh tàn tướng bại, vô cùng thê thảm. Dù là lãnh đạo cao cấp hay chiến sĩ bình thường, tất cả đều rách rưới tàn tạ, mặt xanh nanh vàng, sống tản mát trong nhà dân, uể oải rời rạc chỉnh lại đội ngũ.
Đó là cảnh tượng tôi được thấy vào năm 1936 sau khi ra khỏi nhà tù Nam Kinh, đến Thiểm Bắc tham gia Hồng quân trung ương, lần đầu tiên tôi trông thấy “Mao ủy viên”. Ông ta cao và gầy gò, tóc để dài, áo quần cũ nát, quần vá một miếng lớn. Hồi ấy chưa ai gọi ông ta là “Chủ tịch”, người quen đều gọi bằng cái tên cũ của ông ta là Lan Chi. Có thể trước đấy ông ta đã nghe thấy tên tôi, hơn nữa tôi cũng là người Hồ Nam. Cho nên, khi gặp tôi ông ta tỏ ra vồn vã, thân mật, ưa hài hước: “Trăm nghe không bằng một thấy, cô chính là Đinh Linh tiếng tăm nổi như cồn đấy à?” Ông ta hỏi tôi nhiều về tình hình Thượng Hải, Nam Kinh, nhất là tình hình “Tả liên” (Hội Liên hiệp văn học – nghệ thuật cánh tả) của Lỗ Tấn tại sao lại có “văn học quốc tế” và “văn học đại chúng cách mạng”, những tranh luận chung quanh hai khẩu hiệu này
Liền ba ngày ba đêm chúng tôi sống với nhau. Về sau hai chúng tôi nói rất nhiều chuyện, ông ta bắt đầu nói rất nhiều chuyện không liên quan gì đến cách mạng. Ông ta kéo tay tôi, ôm đầu tôi, ông ta kể cho tôi nghe đủ thứ chuyện của mười hai phi tần ở tam cung lục viện. Ông ta phong Hạ Tử Trân là Hoàng hậu. “Đinh Linh, cô làm quí phi nhé! Giúp tôi công việc trong văn phòng, soạn thảo văn bản, Nhưng tôi không cần cô kí văn bản hoặc ban thánh chỉ… Đó là việc của Từ Hi Thái Hậu, vương triều Đại Thanh mất vì tay bà ta đấy…” Tiếp theo, ông ta phong những nữ Hồng quân khác làm lục viện quí phi của ông ta. Tôi với ông ta tính ra được bảy mươi hai nhân tài. Nhưng Ngõa Diêu Bảo này quá nhỏ bé, vừa hoang vắng vừa hẻo lánh, có chừng vài nghìn dân, cộng với cán bộ cơ quan trung ương, đội cảnh vệ, cũng chỉ độ bốn, năm nghìn người, là một thế giới đàn ông là chính. Nếu tính cả người đẹp của Ngõa Diêu Bảo cũng khó đủ bảy mươi hai nhân tài. Đó là kể cả những cô, những bà giàu có chưa kịp đến đã bỏ chạy.
Ông ta cũng là con người dí dỏm. Trong những ngày điêu đứng nguy nan vẫn không quên mộng bá vương. Ông ta nắm lấy tay tôi mà nói: “Xem ra vùng Ngõa Diêu Bảo này nghèo khó, suy kiệt, không có phấn son, không phải là nơi chúng ta ở lâu dài, ha ha ha…”
Trên đây là đoạn hồi kí ngọt ngào và mang tính phê phán. Sau đấy, bà cảm thấy mình đã tỏ ra bất kính và hối hận vì đã lỡ lời tiết lộ bí mật của “lãnh tụ vĩ đại”. Bà nghiêm túc nói với nhà khoa học trung niên kia, đó là chuyện đùa, không nên nói cho người thứ ba biết, ai nói ra người đó phải chịu trách nhiệm. Nhà khoa học trung niên thấy bà chân thành, tất nhiên đồng ý giữ bí mật. Cuối cùng, hai người rất kính trọng nhau, Nhưng rồi chia tay, không còn gặp lại.
Lại nói về chuyện Đinh Linh theo Hồng quân trung ương đến Diên An. Đầu tiên bà ở ít ngày trong Học viện nghệ thuật Lỗ Tấn do Chu Dương làm phó viện trưởng và tiếp tục viết văn. Năm ấy, Đinh Linh mới hơn ba mươi tuổi một chút. Lúc ấy cũng đã xảy ra sự kiện Tây An, Quốc Cộng hợp tác lần thứ hai, cùng kháng Nhật. Mao chính thức ngồi lên cái ghế “Chủ tịch quân ủy trung ương”, nắm trọn binh quyền thay thế Chu Ân Lai. Cô nữ sinh viên Ngô Quảng Huệ người Bắc Kinh điệu đà và và cô đầm tóc vàng cũng đến Diên An, bước vào cuộc sống của Mao, tất nhiên cho cô nhà văn Đinh Linh hay nhiễu sự ra phía sau. Mao khuyến khích bà đến những căn cứ địa của Bát Lộ quân kháng Nhật để quan sát, thâm nhập quần chúng, thể nghiệm cuộc sống lấy tài liệu sáng tác. Đinh Linh về vùng núi Thái Hàng, Tổng bộ Bát Lộ quân. Nghe nói, lúc đầu bà theo đuổi Bành Đức Hoài lúc ấy đang là Phó Tổng tư lệnh Bát Lộ quân, về sau lại theo đuổi Lưu Bá Thừa, Tổng tham mưu trưởng, Nhưng đều không có kết quả.
Bà trỏ lại Diên An, dạy ở Trường đai học Hồng quân kiêm chủ biên phụ bản văn nghệ của tờ “Giải phóng nhật báo”, sau rồi lấy Trần Minh, một kịch tác gia kém bà mười bốn tuổi.
Tháng Ba năm 1942, bà cho đăng trên “Giải phóng nhật báo” bài viết “Cảm nghĩ về ngày Mồng tám tháng Ba” rất nổi tiếng, chỉ rõ hiện trạng đời sống cực khổ của chị em phụ nữ “thánh địa cách mạng Diên An”. Tờ báo này còn đăng thêm một bài tản văn “Hoa bách hợp dại” (Sáng tác của Vương Thực Vị, về sau Vương Thực Vị bị Khang Sinh ra lệnh tử hình), khiến cho Hạ Long và những người lính đang chiến đấu ngoài mặt trận phẫn nộ, cho rằng giới văn hóa ở hậu phương viết toàn những chuyện tiêu cực, làm các chiến sĩ không yên tâm chiến đấu, đòi bắn hết những cây bút phản động. Mao phải ra sức động viên các chiến sĩ ngoài mặt trận, các tác phẩm “Hoa bách hợp dại”, “Cảm nghĩ về ngày Mồng tám tháng Ba” đều bị đưa vào nội dung cuộc chỉnh phong, bị phê phán nghiêm khắc. Sau ngày kháng Nhật thắng lợi, Đinh Linh đi Hoa Bắc tham gia cải cách ruộng đất, viết được cuốn tiểu thuyết “Mặt trời chiếu trên sông Tang Càn” (1) đượcTrung ương Đảng giới thiệu, được nhận “Giải thưởng văn học Staline” của Liên Xô.
Sau ngày Trung ương Đảng về Bắc Kinh, Đinh Linh lên như diều, được giữ các chức vụ: Trưởng phòng văn nghệ trong Ban tuyên truyền Trung ương Đảng; Giám đốc Cục tuyên truyền văn nghệ Trung ương; Chủ biên “Báo Văn nghệ”; Phó Chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc, Bà và Chu Dương, một đại tướng trong giới văn nghệ có những mối thù mới và cũ, quan hệ ngày một căng thẳng.
Mùa hè năm 1953, Mao như nhơ lại mối tình cũ, mời Đinh Linh vào Trung Nam Hải cùng bơi thuyền, cảnh đẹp trăng thanh, quan tâm ân cần, Trên chiếc thuyền nhỏ chỉ có hai người. Mao cầm chèo. Trong lúc rỗi rãi, Mao hỏi “Cô Băng Chi, công tác có gì khó khăn không? Cô cảm thấy Chu Dương thế nào?” Đinh Linh thấy Chủ tịch thân thiết gọi tên cúng cơm của mình, thoáng chốc bà quên hết, vừa nũng nịu, vừa bực tức, kể lại những thù hận đối với Chu Dương tích tụ từ nhiều năm nay, kể ra mười vấn đề lớn của Chu Dương: Đinh Linh quá ngây thơ, quá nhiệt tình với công tác, chính trị hóa mọi chuyện. Lẽ ra bà phải bỏ qua những lời của Mao, nói những chuyện tình cảm, vui vẻ thì hơn, làm cho Mao vui, làm cho Mao thích thú với những hiểu biết và kiến thức của bà, để mở đường về sau. Nhưng triết học đấu tranh của những người Cộng sản khiến bà mê mẩn đầu óc, không hiểu tâm lí đế vương của Mao, theo đó đã phạm phải một sai lầm lớn nhất trong đời. Mao chăm chú nghe, chăm chú nhìn khuôn mặt Đinh Linh. Lúc này Đinh Linh đã gần năm mươi tuổi, người phát phì, tóc đã hoa râm, trên mặt đã có nếp nhăn, đang bước vào tuổi già. không còn phong độ trẻ trung như xưa… Mao cố gắng lắng nghe Đinh Linh nói xong, ông ta cười cười mà rằng: “Cô bảo Chu Dương có mười khuyết điểm, tôi lại thấy ông ấy có hai ưu điểm, trinh đô Mác - Lênin được đấy chứ…”
Sau lần ấy, Mao không còn gọi riêng Đinh Linh đến nữa, ông cảm thấy đây là người đàn bà nhạt nhẽo.
Năm 1955, trong cuộc vận động chống kẻ địch trong giới văn nghệ do Chu Dương chủ trì, ông ta đã trình báo với Mao: Đinh Linh bị bắt vì tội “Tập đoàn phản đảng Đinh Linh – Trần Xí Hà”. Năm 1956 được phóng thích, đòi lật lại vụ án. Năm 1957, chính tay Mao phê chuẩn qui cho Đinh Linh là “phần tử phải hữu giai cấp tư sản”. Đinh Linh bị đày đi cải tạo ở nông trường “Bắc Đại Hoang” gần biên giới Liên Xô. Ở Bắc Đại Hoang, bà viết thư cho Mao, đề nghị giúp đỡ. Về mặt tình cảm, về mặt chinh trị, Mao đã vứt bỏ bà từ lâu, tất nhiên không thèm để ý.
Năm 1966, Đại cách mạng văn hóa khởi phát, một lần nữa Đinh Linh bị tống giam cho đến năm 1973 mới được tha, Nhưng về mặt chính trị vẫn chưa được phục hồi, tiếp tục về nông thôn tỉnh Sơn Tây để lao động. Năm _____________________
(1) Tác phẩm này đã được dịch và giới thiệu tại Việt Nam,
1979, vì già yếu bà được về Bắc Kinh, được làm Phó Chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật toàn quốc. Điều làm mọi người phải suy nghĩ là, trải qua ba mươi năm khổ đau về mặt chính trị, bà vẫn giữ vững ý chí tả khuynh truyền thống của người Cộng sản , đối với lớp nhà văn trung niên và thanh niên cùng những tác phẩm của họ, bà chỉ trích nhiều hơn là cổ vũ, chi trích về mặt chính trị.
Đầu tháng 3 năm 1986, Đinh Linh qua đời ở Bắc Kinh. Cho đến lúc lâm chung, bà vẫn yêu cầu được làm rõ sự kiện “phản bội” diễn ra ở nhà tù Nam Kinh hồi năm 1936. Trung ương Đảng đã “thanh minh” cho bà.
Cuộc đời Đinh Linh đa tài, đa sắc nhưng cũng lắm tại họa. Lớp nhà văn trẻ ở đại lục không thể thông cảm, tha thứ cho bà, vì bà là người biết rất rõ đủ thứ giả dối, xấu xa trong cuộc sống, kể cả Mao, bà còn là người chịu bức hại trong nhiều năm, nhưng vẫn cố chấp, giáo điều, không chịu thức tỉnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẠI SAO ĐÀI LOAN QUAN TRỌNG VỚI THẾ GIỚI

  Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng Nguồn: Gideon Rachman, “ Why Taiwan matters to the world ,” Financial Times, 10/04/2023 Biên dịch: Nguyễn ...