Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

VIỆT NAM NHIỀU TIẾN SĨ, ÍT THÀNH TỰU: SAO LẠI BẤT NGỜ?


Nguyễn Đăng Hưng




Ngày 26/4/2016 vừa qua, phóng viên Nguyễn Thanh Huyền đã qua internet phỏng vấn tôi và đăng tải trên báo điện tử Đất Việt sau khi biên tập lại.

http://baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-diem/viet-nam-nhieu-tien-si-it-thanh-tuu-sao-lai-bat-ngo-3306842/

Tôi quyết định đăng lại sau đây nguyên văn bài phỏng vấn: 

PHÓNG VIÊN: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thống kê ở Việt Nam đang có hơn 24.000 tiến sĩ. Thế nhưng, theo thống kê Viện thông tin khoa học (ISI), trong 15 năm qua (1996-2011) Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan, một phần sáu của Malaysia, và một phần mười của Singapore.

Ông có bất ngờ trước thực trạng trên hay không? Theo ông, vì sao chúng ta có nhiều tiến sĩ mà lại ít công trình công bố như vậy?


GS.TS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG: Là người đã bỏ ra 20 năm lo giúp Việt Nam đào tạo các lớp thạc sỹ, tiến sỹ quốc tế cho Việt Nam, rất am hiểu tình trạng giáo dục tại Việt Nam, tôi không hề bất ngờ trước những thông tin trên…

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

TÂN HOA XÃ: MAO CHỈ ĐẠO ĐÁNH CHIẾM HOÀNG SA NĂM 1974


Hồng Thủy (nguồn Tân Hoa Xã)


Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 làquyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.

Ảnh chụp màn hình bài báo "Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa" Tân Hoa Xã xuất bản ngày 6/8 vừa qua dẫn nguồn Nhật báo Tế Nam. Hình ảnh phía dưới là Đặng Tiểu Bình (bên phải) chỉ huy tác chiến đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

HÁT Ả ĐÀO - CUỘC GẶP GỠ CỦA THI CA VÀ ÂM NHẠC

Nguyễn Xuân Diện

TNc: Chiều thứ Bảy 23-4, tôi dự buổi nói chuyện của TS Nguyễn Xuân Diện tại Cà phê thứ Bảy. Rất lí thú và giúp tôi hiểu thêm về hát Ả đào. Hồi còn bé tí bố tôi cũng mời các ca nương về hát, mình bé chỉ thấy tom chát và các ca nương xinh đẹp nền nã. Hóa ra hát Ả đào là của giới văn nhân, trí thức. Ngày xưa các tòa soạn báo thường tá túc tại khu hát Ả đào, thế mới vui. Ô làm báo ngày ấy rất hiện đại chứ đâu khuôn mẫu như giờ...




Vào 14h30 chiều thứ bảy 23/04//2016, tại Salon Văn hóa quán Cà phê Thứ Bảy, 3A, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra buổi thuyết trình của TS Nguyễn Xuân Diện về Chủ đề: “HÁT Ả ĐÀO – CUỘC GẶP GỠ GIỮA THI CA VÀ ÂM NHẠC”. Chương trình do Giáo sư Chu Hảo chủ trì.

Trong không khí ấm cúng của một biệt thự cũ, treo nhiều tranh của các họa sĩ nổi tiếng, người đến dự chật toàn bộ tầng 2. Đông đảo các nhà trí thức, các nhà hoạt động nghệ thuật đã đến dự: Các giáo sư Nguyễn Thụy Loan, Mạc Văn Trang, Phạm Khiêm Ích, Nguyễn Văn Trọng, các nhà văn Hoàng Quốc Hải, Trần Nhương, Vũ Ngọc Tiến, các tiến sĩ Hoàng Quý Thân, Tạ Đình Thính, nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đức Bình, nhà nghiên cứu Hán Nôm Trần Kim Anh, đạo diễn Lý Thu Hà, các nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, Nguyễn Tuấn Thành (Thành Nikon)...

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

THÁNG TƯ - VỀ THĂM NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THỤY VŨ


 
Tháng Tư, một đoàn tám người, “cơ cấu tùy hứng”, đã về Lộc Ninh - Bình Phước thăm nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, bởi biết chị bị tai nạn gãy chân trước đó mà chưa lên thăm được.
Trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của miền nam thời kỳ trước 1975, có ba người gốc Huế: Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng. Người thứ tư gốc Bắc di cư: Trùng Dương. Chỉ có Nguyễn Thị Thụy Vũ là dân Nam bộ rặt. Văn chương của chị cũng đặc sệt chất Nam bộ, từ ngôn phong, từ ngữ chị dùng cho tới lời ăn tiếng nói, tính cách, hành vi của các nhân vật. Nguyễn Thị Thụy Vũ tên thật là Nguyễn Thị Băng Lĩnh, sinh năm 1937 tại Vĩnh Long.
Xuất thân là một cô giáo tỉnh nhỏ ở Vĩnh Long nhưng tác phẩm của Thụy Vũ ngồn ngộn chất “đời” của Sài Gòn đô thị, sát sàn sạt những thực-tế-tàn-nhẫn mà không phải người phụ nữ nào cũng có điều kiện để hiểu biết. Đó chính là “vốn sống” mà chị tích lũy được khi vào năm 1965 chị lên Sài Gòn dấn thân vào nghiệp viết lách, bên cạnh đó còn kiêm việc dạy tiếng Anh cho những cô gái bán bar hoặc lấy Mỹ.

TƯỚNG LÊ VĂN CƯƠNG: KHÔNG NƯỚC NÀO KÌM HÃM VIỆT NAM NHƯ TRUNG QUỐ


Lê Thọ Bình - Phạm Đức Bảo thực hiện

Tướng Lê Văn Cương

VietTimes -- “Vẫn còn một bộ phận không nhỏ, kể cả một số quan chức các cấp vẫn lo sợ Trung Quốc. Khi nào mà vẫn còn tư tưởng sợ Trung Quốc thì không thể bảo vệ được đất nước và đất nước cũng không thể phát triển được”, Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an nói.

Không có nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc
Thưa ông, việc Trung Quốc đang từng bước khống chế biển Đông, xâm phạm một cách trắng trợn lãnh thổ Việt Nam. Nếu xét về mức độ “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng” thì hành động của Trung Quốc hiện đang ở cấp độ nào?
- Trước hết chúng ta phải nói về nhận thức về tầm quan trọng của biển Đông đối với an ninh và phát triển của Việt Nam, rồi sau đó sẽ thấy việc Trung quốc đang làm ở biển Đông thuộc cấp độ nguy hiểm nào.
Có thể nói, suốt thời kỳ thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và giải phóng đất nước năm 1945-1975 chúng ta tập trung vào giành độc lập dân tộc. Các trận chiến chủ yếu trên đất liền, trên biển cũng có, nhưng không lớn. Nhưng sau khi giải phóng miền Nam rồi, biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa trở thành vấn đề đặc biệt quan trong đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Từ trước đến nay phần lớn chúng ta nhìn biển Đông dưới góc độ kinh tế.
Như vậy là chưa trúng và chưa đúng. Biển Đông là hội tụ hai vấn đề quan trọng bậc nhất của Việt Nam là an ninh và kinh tế. Đúng hơn là an ninh và phát triển. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng ở chỗ: Thứ nhất, đó là lối ra của Việt Nam. Năm 1956, Bác Hồ đã nói: “Đất liền là nhà, biển là cửa”. Nếu cái cửa này mà bị bên ngoài người ta chặn lại không ra được thì làm sao mà phát triển được. Tuy nhiên, tôi có cảm giác rằng có không ít người trong chúng ta chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn vấn đề này.

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

TRANH NUDE VỪA VẼ


 
 
Ngày lễ ở nhà vẽ tranh
Một cô đỏ đỏ xanh xanh điệu đà
Ngoài trời mưa với tháng Ba
Chẳng hay ai đó có qua lối này...!
 
 
 

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

THƠ VIẾT NGÀY QUỐC GIỖ

Trần Nhương




Ngày Quốc giỗ thắp nén nhang bái vọng
Cầu xin cho quốc thái dân an
Cho nước Việt hiên ngang nhìn biển sóng
Dân không hèn vạn thuở vẫn Bình Than

Lòng li tán nếu không lo liệu trước
Nước xa kia sao cứu lửa gần
Dân là gốc hãy vì dân gắng sức
Lộc dân cho nên biết nghĩa nhân


Vua cày ruộng cùng áo nâu nón rách
Sao ngày nay cách bức quan – dân

Đừng ảo tưởng uy quyền là bất biến
Yêu kẻ sơ quên mất người thân


CÂU ĐỐI ĐỀN HÙNG VÀ TÂM THỨC VIỆT NAM


Nguyễn Khắc Xương



Câu đối Đền Hùng là cảm nghĩ của nhân dân gửi Đền Hùng mộ Tổ, tấm lòng nhân dân khi được về mảnh đất cội nguồn, được thành kính thắp những nén hương thơm dâng lên tổ tiên xưa: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước”.


Xét về văn tự, câu đối Đền Hùng có 3 loại, đó là các câu đối soạn bằng Hán tự, câu đối Nôm và câu đối chữ Quốc ngữ ra đời muộn hơn, vào hồi đầu thế kỷ.
Đề ở Đền Hùng phần nhiều là câu đôi Hán tự, còn đối Nôm và đối chữ Quốc ngữ là viết trên giấy lưu lại hay in trên báo chí hoặc cũng có khi là truyền khẩu mà nhớ.
Đến cổng đền Hùng, ngước nhìn lên thấy trang nghiêm như tỏa sáng hào quang 4 chữ “Cao sơn cảnh hành”. Đây là câu rút ra từ Kinh Thi: Cao sơn ngưỡng chỉ, cảnh hành hành chỉ, có nghĩa là: “Núi cao ta ngẩng trông, đường rộng lớn ta đi tới”. “Núi cao ta ngẩng trông” là hướng về cội nguồn như núi cao sừng sững bền vững muôn đời. Còn “đường lớn ta đi tới” là chỉ về tương lai rộng lớn của cả dân tộc. Khổng Tử khi biên tập các câu hát và thơ dân gian để làm thành bộ Kinh Thi có khen câu thơ trên: “Người làm thơ yêu thích cái đạo nhân hậu đến như thế”. Khen “nhân” là vì đã nghĩ đến cái gốc, khen “hậu” vì đã nghĩ đến những thế hệ mai sau.
Hai bên cổng đền là đôi câu đối:
Thác thủy khải cơ, tứ cố sơn hà qui bản tịch.
Đăng cao vọng viễn, quần phong la liệt tự nhi tôn.
(Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông qui một mối;
Lên cao nhìn khắp, chập chùng đồi núi cháu con đông).

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

ĂN DÀY (GIÀY) ĂN CẢ...BÍT TẤT


Bùi Hoàng Tám


(Dân trí) - Công bằng thì những người được làm cán bộ, tức là làm “ông nọ, bà kia” đã là vinh dự, là đã được “ăn” cái “danh”. Mà ở đời, muốn “danh” thì cũng nên phải biết hi sinh ít nhiều cái “lợi”. Còn nếu ai đó muốn cả “danh” lẫn “lợi” thì như dân gian nói châm biếm qua cách chơi chữ: “Ăn dày (giày) ăn cả… bít tất”...

 (Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Chức tước – trách nhiệm – quyền lợi luôn có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít và quyết định chất lượng đồng thời điều chỉnh lẫn nhau.
Khi có chức tước, tức là có quyền hành, danh vọng thì luôn luôn phải đi kèm với trách nhiệm. Và khi có trách nhiệm thì tất yếu, phải có lợi ích. Chữ “quyền” luôn đi với chữ “lợi” - quyền lợi.
Song, lịch sử dân tộc đã ghi lại từng có nhiều thời điểm, mỗi người dân đều biết hi sinh quyền lợi cá nhân, thậm chí cả tài sản, tính mạng của mình cho quyền lợi cao cả của dân tộc. Đó là những năm tháng chiến tranh, hàng vạn, hàng triệu những con người ưu tú đã hi sinh tính mạng của mình để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc mà không màng danh – lợi.

Nhưng đó là thời chiến, là khi Tổ quốc cần sự hi sinh cao nhất của mỗi cá nhân. Còn ở thời bình, tức là trong một điều kiện xã hội bình thường, chữ quyền luôn đi với chữ lợi. Tuy nhiên, đứng giữa quyền và lợi là trách nhiệm.
Quyền lực càng lớn thì trách nhiệm càng cao và khi trách nhiệm càng cao thì quyền lợi cả vật chất và tinh thần cũng phải cao theo. Không có chuyện quyền thì cao, lợi cũng cao nhưng trách nhiệm thì… bé tý, thậm chi bằng không.
Trả lời phỏng vấn báo điện tử Infonet, ĐB Dương Trung Quốc đã phân tích khá hay xung quanh mối quan hệ này. Ông Quốc nói: “Quyền rất cần, nhưng trách nhiệm rất cao. Hiện nay chúng ta vẫn tâm thức "hoà cả làng”, không ai chịu trách nhiệm về hậu quả nếu có. Nhưng muốn làm thì phải có quyền, mà quyền đi đôi với trách nhiệm, quyền càng cao trách nhiệm càng nặng”.
Không chỉ bàn đến quyền và trách nhiệm, ông Quốc còn bày tỏ: "Lâu nay chúng ta hay nói tới trách nhiệm tập thể. Khắc phục được “trách nhiệm tập thể” mới vận hành trơn tru được bộ máy. Mà trách nhiệm cũng phải gắn liền với quyền lợi, nếu không sẽ “hoà cả làng”.
Quá đúng! Không ai muốn ai phải làm không công cả. Với cán bộ, công chức cũng thế.
Người dân không cần cán bộ thời nay phải hi sinh, cống hiến. Làm việc và được trả công xứng đáng qua các khoản lương bổng, lợi lộc và cho đến nay, chưa thấy có cán bộ có chức, có quyền nào nghèo cả (dù lương hiện nay còn mang tính tượng trưng).
Thế nhưng người dân đóng thuế là để được phục vụ chứ không phải để nhận sự cai trị. Chẳng ai bỏ tiền (tiền thế từ muôn khoản thu) để đổi lấy sự cai trị mình.
Vì thế, người nhận lương từ dân muốn được dân tôn trọng, ít nhất phải hoàn thành nhiệm vụ của mình. Những ai không hoặc chưa làm hết trách nhiệm, tức là “ăn gian” tiền của dân.
Nếu lợi dụng chức quyền để tham nhũng, thực chất là ăn cắp tiền nước, tiền dân.
Mặt khác, công bằng thì những người được làm cán bộ, tức là làm “ông nọ, bà kia” đã là vinh dự, là đã được “ăn” cái “danh”. Mà ở đời, muốn “danh” thì cũng nên phải biết hi sinh ít nhiều cái “lợi”.
Còn nếu ai đó muốn cả “danh” lẫn “lợi” thì như dân gian nói châm biếm qua cách chơi chữ: “Ăn dày (giày) ăn cả… bít tất”, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

XIN CẢM ƠN NHỮNG NHÀ BÁO TRUNG THỰC

Hà Văn Thịnh


Sau khi phát động chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”, Tập Cận Bình tuyên bố với báo giới rằng ông ta là người “theo chủ nghĩa đạo đức thanh bạch”(!?) Khỏi phải nói là cái chất “tự bạch” hàm ý trong đó đã làm nức lòng hàng triệu người Trung Quốc bởi, có lẽ lòng căm thù của người dân Trung Quốc đối với quốc nạn tham nhũng chẳng kém gì căm ghét lũ ngoại xâm…
Chiến dịch chống tham nhũng của Tập đã TẢ (đánh) cho những kẻ không cùng phe phái thân tàn ma dại: 30.000 đảng viên cao cấp và trung cấp của Tàu Cộng bị thanh trừng!
Có vài người đồng nghiệp của tôi từng bày tỏ ước gì ta có ai đó mạnh tay như Tập! Họ ngây thơ và cả tin đến nỗi sống bao nhiêu năm mà chẳng nhận ra bản chất của Trung Hoa: Một trong những “đặc thù” của họ là nói một đằng, làm một nẻo; hay, như dân gian vẫn truyền miệng, “nói dzậy mà không phải dzậy”.
Không ít người tỉnh táo vẫn luôn đặt câu hỏi rằng đằng sau của “đả hổ diệt ruồi” là gì, rằng Tập có thực sự thanh bạch, sáng trong như tiết thanh minh của đất trời(?)…
Tuy nhiên, chẳng có chứng cớ về cái sự u u minh minh của các khối tài sản tham nhũng nào đó nên dư luận chỉ còn biết thở dài…
Thế rồi, “Tin đâu như sét đánh ngang/ Tập Cận đang nói bỗng dưng… vỡ Bình”…
The Panama Papers (PP, Hồ sơ Panama) là quả bom nguyên tử về thông tin, truyền thông: Lịch sử nhân loài chưa bao giờ chứng kiến vụ rò rỉ tai họa với khối lượng tin mật nhiều như thế.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

KHÁI NIỆM TỰ DO


Nguyễn Trần Bạt


I. Tự do - Gương mặt đẹp đẽ nhất




Từ xưa đến nay, tự do luôn là một khái niệm bí ẩn và trừu tượng đối với con người. Đúng như tên gọi, tự do không chịu khuôn mình vào bất kỳ chiếc khung nào, ngay cả trong những nỗ lực của các nhà triết học, các nhà khoa học ở mọi thời đại nhằm mô tả và lý giải khái niệm tự do. Có lẽ vì thế, cho đến nay, tự do là cái gì đó quen thuộc mà vẫn xa lạ đối với con người. Nhận thức của nhân loại về tự do mới chỉ dừng lại ở những phát hiện của các nhà triết học thời kỳ Khai sáng. Trong khi đó, với tư cách là một đối tượng triết học quan trọng, bên cạnh những nội dung nguyên thuỷ, khái niệm tự do vẫn đang không ngừng vận động và ngày càng chứa đựng thêm nhiều nội dung mới.
Tự do vừa là bản chất tự nhiên, vừa là khát vọng thường trực của mỗi người. Ai cũng yêu tự do, ai cũng khao khát tự do. Tự do mạnh mẽ và vĩ đại ở chỗ tìm kiếm nó trở thành bản năng sống còn của con người. Càng thiếu tự do, con người càng khao khát tự do, giống như sự thèm muốn bị thôi thúc bởi cơn khát khi không có nước. Chính vì thế, không một con người nào yên phận sống trong sự nô dịch của người khác và không một dân tộc nào cam chịu sống trong sự kìm kẹp của dân tộc khác. Các cuộc kháng chiến chính là để giải phóng con người ra khỏi sự nô dịch và kiềm toả. Sự mãnh liệt của khát vọng tìm kiếm tự do là một trong những tiêu chuẩn để đo đạc sự lành mạnh của một dân tộc.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, Phương Tây là mảnh đất đầu tiên có tự do, ở đó khát vọng tự do của con người được đáp ứng và chính sự gặp gỡ của con người với tự do đã tạo ra trạng thái phát triển rực rỡ. Kết quả của quá trình phát triển lâu dài của văn minh phương Tây là: tự do, với tư cách như một đối tượng thơ ca, được mô tả như những thiên thần bay bên trên đời sống tinh thần con người; và, tự do, với tư cách như một đối tượng triết học, được cụ thể hoá thành những nguyên tắc cấu tạo ra xã hội, cấu tạo ra nhà nước. Quan điểm về tự do của phương Tây có thể được tóm tắt như sau: tự do được coi là quyền tự nhiêncủa con người, là không gian vốn có của mỗi con người. Con người sinh ra đã có tự do, tự do như tài sản hay vốn tự có của mỗi người. Cốt lõi của văn hoá phương Tây chính là những tư tưởng, quan điểm về chủ nghĩa cá nhân, ý thức nhân quyền và thể chế dân chủ. Dựa trên tinh thần tuyệt đối của tự do cá nhân, phương Tây coi tự do là chất xúc tác cơ bản của đời sống, là năng lượng tạo ra đời sống con người và lẽ tất yếu, trở thành linh hồn của mọi sự tiến bộ và phát triển.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

ĐƯỜNG ÔNG SÔNG ĐÀ, "NỎ THẦN", ĐỪNG VÔ Ý LẦN 2


Nguyễn Quang Thân

(Dân Việt) Tôi bái phục cái lá gan của họ khi dám đối mặt với lịch sử và coi khinh sự tồn vong, sức khỏe, an toàn của hàng triệu người dân thủ đô, bây giờ và hàng trăm năm về sau.


duong ong song da, “no than” dung vo y lan thu 2 hinh anh 1Cái duyên nợ này không phải bây giờ mới có. Cũng chẳng phải bây giờ mới tỏ mặt nhau. Với Trung Quốc, duyên nợ hai ngàn năm có lẻ, không ai lạ gì nhau. Là láng giềng, cũng từng là quốc thuộc ngàn năm. Là hữu nghị lúc này lúc khác nhưng cũng đã có 13 cuộc chiến tranh mà kẻ bành trướng có mưu đồ thôn tính đều chịu thất bại trước một dân tộc anh hùng.
Gần đây, trong cuộc hội nhập kinh tế, hai nước lại có quan hệ làm ăn, buôn bán phát triển chưa từng có trong lịch sử. Dấu ấn là sự lép vế của người láng giềng nghèo: mỗi năm nhập siêu từ ông bạn khổng lồ hàng chục tỷ đô la, nói như dân miền Nam, đưa vàng đi đổ sông Ngô, đau thấy mồ mà không biết nói sao!
Đó là chưa kể những công trình được đấu thầu đúng quy trình hẳn hoi nhưng kẻ thắng thầu (nghe nói họ thắng đến 90% các gói thầu lớn trên đất nước) có truyền thống nói một đàng, ký một đàng mà làm một nẻo, dây dưa, cù nhầy và nhiều sơ suất kỹ thuật. Chuyện một ông Bộ trưởng của ta phải chỉ mặt nhà thầu vì để xẩy ra tai nạn tuyến đường sắt trên cao giữa thủ đô, chỉ là một trong nhiều vụ “dây dưa”, giọt nước tràn ly mà thôi.