Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ 3


Kinh Phu Tử (Đài Loan)


 11. Nguyên soái Bành Đức Hoài đắc tội với Mao

Mùa Thu năm 1950, Đảng Cộng sản vừa nắm chính quyền chưa bao lâu thì bùng nổ chiến tranh Triều Tiên.
Mao Trạch Đông tiếp nhận thánh chỉ của Đại nguyên soái Staline, quyết định cử “Chí nguyên quân nhân dân Trung Quốc” ra nước ngoài chiến đấu, tranh hùng với quân đội Mĩ trang bị đến tận răng. Sẽ cử ai làm thống soái kháng Mĩ viện Triều? Thoạt đầu Mao định cử Đại tướng Tân tứ quân Lâm Bưu thân yêu ra trận. Lâm Bưu biết cuộc chiến quốc tế này lành ít dữ nhiều, đế quốc Mĩ chiếm ưu thế về hải quân và không quân, khó mà thắng nổi, liền cáo ốm ở nhà. Người thứ hai là Lưu Bá Thừa, người thứ ba là Trần Nghị. Hai vị này trấn ải Đông Nam, chuẩn bị vượt biển, đổ bộ lên Đài Loan. Hạ Long thì sao? Ở phía Tây Nam phỉ nhiều như cỏ, cũng đang chuẩn bị tiến quân vào Tây Tạng. Hơn nữa, Mao vẫn cảnh giác với Hạ Long và Trần Nghị. Hồi xưa ở núi Tĩnh Cương, Trần Nghị được sự giúp đỡ của Vương Minh, lộ mặt âm mưu chiến đoạt binh quyền. Hạ Long là thân tín của Chu Ân Lai, tính cách thổ phỉ vẫn còn đó. Mao tỏ ra sáng suốt hơn Lâm Bưu, ông ta nhận ra có Liên Xô quân lực, vật lực hùng hậu đứng đằng sau, chỉ cần Mĩ không ném bom nguyên tử thì có thể thắng trận này. Bởi ưu thế địa lí thuộc về ta. Trung Quốc và Triều Tiên chỉ cách nhau một con sông Áp Lục, Mĩ cách Triều Tiên một Thái Bình dương. La Vinh Hằng và Nhiếp Vinh Trăn thì sao? Xưa nay họ chỉ quanh quẩn trong Bộ Tham mưu, chưa bao giờ cầm quân tác chiến. Cuối cùng Mao chọn Bành Đức Hoài, Phó Tổng tư lệnh Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, đồng hương Tương Đàm với Mao. Bành Đức Hoài một lòng trung thành, công cao vọng trọng, dũng mãnh phi thường, có thể chỉ huy ba quân, uy hiếp kẻ địch.
Bành Đức Hoài xuất thân nghèo khổ, năm 1928 lãnh đạo đội quân nông dân Bình Giang, Lưu Dương kéo lên núi Tĩnh Cương, được phong chức Phó Tổng tư lệnh Hồng quân công nông Trung Quốc. Bành tính tình cương trực, chỉ biết dẫn quân đi đánh trận, không tranh quyền mưu lợi, là vị đệ nhất công thần, trung thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong nghiệp binh đao, mấy lần Mao suýt chết đều được vị Phó này cứu. Dân gian đại lục lưu truyền câu chuyện “bốn lần Bành cứu Mao”. Mao đã từng có thơ: Đường xa núi cao vực sâu thẳm/ Quân địch tung hoành trời đất/ Ai dám vung gươm trên lưng ngựa/ Chỉ có Bành đại tướng quân.
Nhưng suốt cuộc chiến Kháng Mĩ viện Triều, Bành Đức Hoài vào sinh ra tử, chỉ biết báo hiếu, không biết tự vệ, nhưng có ba sự việc làm phiền lòng “lãnh tụ vĩ đại”, theo đó ông bị phê đấu trong Hội nghị Lư Sơn năm 1959, bị tước hết mũ áo.

LUẬT BÁO CHÍ, NHÀ BÁO VÀ NGƯỜI DÂN

Nguyễn Vạn Phú

Tuổi trẻ
Trong khi đó, một biểu hiện của quyền tự do báo chí của công dân là sự tự do biểu đạt suy nghĩ của họ dưới bất kỳ hình thức và phương tiện nào lại không được luật đề cập.
TTCT- Đôi lúc chúng ta tò mò về Luật báo chí khi gặp chuyện phiền phức với một tờ báo nào đó. Một bác sĩ bị trích lời sai lệch, một ca sĩ bị báo bịa chuyện phỏng vấn trong khi chưa hề gặp phóng viên nào, một nhà nghiên cứu bị gán cho những phát biểu gây sốc trên báo… Có lẽ lúc đó mà có Luật báo chí ngay trước mắt để đọc xem luật quy định như thế nào thì hay quá.
Minh họa Salem
Minh họa Salem
Ngoài ra, dường như chẳng ai quan tâm đến đạo luật này, trừ giới nhà báo! Nhưng có đúng vậy chăng?
Luật Báo chí và người dân
Giới báo chí từ lâu đã rất phiền bực chuyện hàng ngàn trang “thông tin điện tử tổng hợp” thản nhiên sao chép nguyên xi các bài viết trên báo đem về làm như của họ. Cứ nghĩ mà xem, một trang tổng hợp như thế, chép từ hàng chục tờ báo chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn bản thân từng tờ báo riêng lẻ. Vậy là báo chí chỉ biết ngồi nhìn người khác cướp tài sản trên tay về để kinh doanh mà không làm sao ngăn được. Thế nhưng Luật báo chí sửa đổi lại khuyến khích các trang thông tin điện tử tổng hợp “trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí”?!

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

LỜI TRĂN TRỐI CỦA BIN LADEN


Dũng Ngô Việt

Truyện hài hước

Đó chính là lời căn dặn trước khi chết của Bin Laden đối với các thuộc hạ.

Lý do như sau:
Tổ chức khủng bố An-qaeda trước đây đã nhiều lần cử các phần tử khủng bố sang Việt Nam làm nhiệm vụ nhưng đều thất bại cay đắng.

Tên thứ nhất sang ám sát một đ/c quan chức, nhưng đ/c này họp hành tiếp khách triền miên. Tên này mòn mỏi đợi chờ đến nỗi hết hạn visa, hết tiền khách sạn mà đ/c vẫn chưa họp xong, đành từ bỏ nhiệm vụ quay về căn cứ chịu tội.
Tên thứ hai bị ngập giữa đường phố Sài Gòn, xe hỏng nặng, thuốc nổ ướt sũng, nhiệm vụ thất bại.
Tên thứ ba ra Hà Nội khủng bố Ga Hàng Cỏ nhưng không tài nào chen lên xe buýt được.
Tên thứ tư bị trộm móc mất thiết bị điều khiển từ xa ở cổng chợ Bến Thành, rút chiếc sơ – cua ra chưa kịp bấm nút cũng bị 2 kẻ đi mô tô giựt mất luôn.Tên thứ năm đánh bom Chùa Hương nhưng từ Ngã Tư Sở đã bị đám Cò bám riết như đỉa, tìm mọi cách cũng không sao thoát được, nhiệm vụ thất bại thảm hại.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

KHÔNG PHẢI LÀ BÊU XẤU


Bảo Dân

Tìm hiểu và thống kê thói hư tật xấu để cùng tìm cách khắc phục là một nhiệm vụ góp phần xây dựng con người mới XHCN quyết không phải là nói xấu người Việt. Nhà văn Vương Trí Nhàn rút kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu đàn anh và cũng là tự lượng sức mình, ngay khi xác định đề tài, sớm đi vào sưu tầm tài liệu, tuyển chọn những nhận xét của các trí giả Việt Nam nói về thói hư tật xấu của người Việt… Theo đó, Nguyễn Trường Tộ là người Việt Nam đầu tiên nhìn dân tộc một cách khách quan, xem xét và đánh giá cộng đồng theo những tiêu chuẩn thế giới. Sau Nguyễn Trường Tộ, từ các nhà nho Tây học, là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Tản Đà v.v... tới Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Huy Liệu, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên... người nào cũng có đóng góp vào việc cảnh tỉnh, tức là việc vạch ra những thói hư tật xấu, để đưa cộng đồng bước vào giai đoạn lịch sử hiện đại.
Những cố gắng dựng lại chân dung người Việt xấu xí mà Vương Trí Nhàn thu thập được trải rộng ra trên đủ mọi phương diện. Vương văn nhân tổng hợp lại và chia thành một số cụm ý kiến như sau.
1. Ăn ở luộm thuộm, ăn xổi ở thì, vụng nói chuyện, nếp sống buông tuồng tùy tiện, a dua làm bậy, thị hiếu tầm thường, ham cờ bạc. Dễ tin nhảm, lòng tin sơ sài, biến thành mê muội. Quan niệm nông nổi về cuộc sống.
2. Bảo thủ, ngại thay đổi, cam chịu, đầu hàng hoàn cảnh, khiếp nhược trước những giáo điều ngoại nhập, suy đồi thoái hóa, hư vô trống rỗng. Bịp nhau chọe nhau, hay diễn trò, đạo đức giả, nhìn hàng xóm như kẻ thù, với người nước ngoài không thật lòng và đầy nghi kỵ.
3. Sống rời rạc, đèn nhà ai nhà nấy rạng, kém ý thức pháp luật, đặt quyền lợi riêng lên trên cái chung. Tinh tướng khôn vặt “ăn cỗ đi trước lội nước đi sau”, thực dụng, vụ lợi vặt vãnh. Không trọng chữ tín. Không có khả năng đặt mình vào địa vị người khác. Quan hệ với thiên nhiên cẩu thả, thiếu tinh thần hướng thượng và óc lãng mạn chân chính.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

"CON ĐĨ CỦA NHÂN LOẠI" ĐÃ NGỰ TRỊ TRÁI ĐẤT RA SAO ?

Đỗ Minh Tuấn

K.Marx nói “Đồng tiền là con đĩ của nhân loại”. Nhưng đây là một con đĩ có quyền lực ghê gớm nhất, có thể chi phối tất cả thế gian, từ giới trí thức, đến tôn giáo và khoa học, biến tất cả thành hàng hoá và kẻ làm thuê cho nó. Những thông tin về sự thao túng ngày càng tăng của nó trong các lãnh địa được coi là cao quý thiêng liêng nhất của nhân loại cho ta thấy đã đến lúc thế giới phải đoàn kết lại để chống lại “con đĩ siêu đẳng” này, không phải bằng bạo lực mà bằng nhân tính, bản lĩnh và trí tuệ, vì sự tồn vong của những giá trị mà nhân loại đã từng kiêu hãnh đưa tới cho hành tinh của cây xanh, khoa học, tình yêu và thi ca.
Trí thức với đồng tiền

Một học giả Nga đã nhận xét tinh tế rằng: có ba dấu hiệu của giới trí thức về mặt nguyên tắc phân biệt nó với các nhóm xã hội khác: thái độ đối với sự giàu có, với lịch sử và với nhà nước. Trong tất cả các trường hợp, ba thái độ này đều là hỗn hợp của sự khinh bỉ, nôn nóng và ganh tị. Theo ông, đây là điều đặc biệt tiêu biểu đối với giới trí thức Pháp và Nga, dù cho trong các nước Anglo-Saxon những tâm trạng tương tự ở thế kỷ vừa qua cũng tăng lên đáng kể.
Hình ảnh công tử Bạc Liêu đốt tiền làm đóm soi tìm đồng tiền rơi cho người đẹp và hình ảnh Serge Gainsbourg, một trí thức Pháp, đốt tờ 500 FR châm thuốc lá ngay trên truyền hình khá tiêu biểu cho thái độ coi khinh tiền bạc đặc trưng cho trí thức này.
Những thái độ coi khinh tiền bạc của nhiều trí thức Pháp được bảo đảm bởi những huyền thoại về một nước Pháp văn hoá từng mang những chân lý có giá trị phổ quát toàn cầu. Nước Pháp từng được Clemenceau coi là người lính của Thượng đế trong quá khứ, người lính của văn minh trong hiện tại và người lính của lý tưởng trong tương lai. Ấy vậy mà cùng với sự phát triển của Tân lục địa, đồng tiền đã làm lu mờ những huyền thoại của cựu lục địa và báo thù ngoạn mục với thái độ khinh miệt của trí thức nơi đây.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ ( 2 )

Kinh Phu Tử (Đài Loan)


6. Agnes Smedley ở Diên An

Agnes Smedley sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo khổ ở miền Nam nước Mĩ. Chịu ảnh hưởng của gia đình, từ nhỏ đã ủng hộ và hướng về cách mạng công nông.
Mùa Xuân năm 1937, Smedley đến Diên An với tư cách là một phóng viên, thăm “những kì tích anh hùng của cách mạng công nông Trung Quốc”. Lúc bấy giờ, Smedley khoảng hai mươi lăm tuổi. Cô giống với phần đông nữ thanh niên trí thức phương Tây, thẳng thắn nhiệt tình, giàu mơ ước và ưa mạo hiểm, theo đuổi những tình cảm lãng mạn. Cô xinh đẹp và hoạt bát, nói cười vui vẻ, ở nhà hầm, ăn cháo trắng. ăn bánh ngô, mặc quân phục Bát Lộ quân, hỏa mình với quân dân Diên An, tất nhiên cô rất nhanh chóng được các vị cán bô cao cấp của Đảng có cảm tình.
Cô gái tóc vàng mắt xanh này ở lại Diên An mấy tháng liền, tất nhiên được Mao, con người háo sắc đánh hơi, ầm ỹ một thời.
Có thể khẳng định, Smedley và Mao không hề tồn tại “tình đồng chí” chỉ là sự săn đuổi của lạ, của đẹp của thanh niên khác chủng tộc, khác quốc gia, hai bên chỉ muốn đạt được cái hiếu kì về sinh lí, tâm lí mà thôi. Có thể Smedley là người đàn bà phương Tây duy nhất trong đời Mao.
Theo một vi cao niên trong Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc không chịu tiết lộ danh tính kể lại, con gái Diên An thời bấy giờ rất quê mùa, áo quần rộng thùng thình, không biết trang điểm. Còn Smedley thì từng đường cong cơ thể nổi rõ, rất gợi cảm. Cô ta làm quen với “lãnh tụ vĩ đại”, đầu tiên là bắt tay, bước thứ hai là ôm nhau, bước thứ ba là hôn nhau, khiến cho tất cả những nữ nhân viên trong văn phòng của Mao đều kinh ngạc há hốc miệng, không còn biết ra sao. Có lần, một nhân viên bảo vệ lén kể lại với ông bạn đồng hương: cô đầm kia thật vui, mỗi lần Chủ tịch của chúng ta đến thăm cô ấy, cô ôm lấy Chủ tịch mà hôn vào miệng, hôn lâu đến nửa tiếng đồng hồ.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ


Kinh Phu Tử (Đài Loan)

Lời tựa

Một vấn đề quan trọng khi nghiên cứu lịch sử cận đại Trung Quốc là phải nghiên cứu Mao Trạch Đông. Nghiên cứu Mao Trạch Đông đầu tiên phải đả phá mê tín, trả “ma” về với người, trả “thần” về với người. Thông qua “người” mới có thể khách quan trông thấy bộ mặt phong phú đa dạng của lịch sử đương đại Trung Quốc
Hễ là con người thì ai cũng có tình cảm và ham muốn. Mao Trạch Đông không phải là chính nhân quân tử. Cứ nhìn vào cuộc đời ông cũng có thể thấy ông là con người biết thương yêu, giận hờn, ghét bỏ, ham muốn, buồn vui, đau khổ, sợ hãi, Xưa nay các bậc đế vương đều là những kẻ phong lưu; mà mĩ nhân thì tự cổ vẫn hâm mộ anh hùng. Bản thân Mao Trạch Đông và những người ông ta theo đuổi, cho dù năm này qua tháng khác vẫn hô phong hoán vũ, đứng trên đài cao tư tưởng, kiến tạo chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ, nhưng vật chất thì không giảm, cây đời vẫn xanh tươi. Là một vị “thần”, chung qui Mao Trạch Đông không có căn cứ, là chuyện hoang đường; làm một con người, Mao Trạch Đông mới chân thật, khả tín.
Nghiên cứu “con người” Mao Trạch Đông vốn xưa nay là điều cấm kị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nghiên cứu lịch sử tình dục của ông ta càng là chuyện “tày trời” ở đời này. Nhưng Freud đã nói, tình dục là điểm xuất phát cơ bản của con ngưởi; bậc tiền bối Mạnh Phu Tử của nước ta cũng đã dạy: “thực sắc tính dã (1) Chúng ta không thể tùy tiện đồng ý với những điều cao kiến của hai vị tiên hiền trên đây, Nhưng qua quan hệ tình dục của Mao Trạch Đông với một loạt các cô gái, có thể gọi đó là “lịch sử ăn chơi”; hoặc dễ dàng hơn, mời Mao Trạch Đông từ trên điện thần cao sang

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

BÀI PHÁT BIỂU CỦA TƯỚNG LƯU Á CHÂU


Lưu Á Châu


Luu A Chau
Thượng tướng Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con trai cố Thiếu tướng Lưu Kiến Đức và là con rể của Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, vợ ông là Lý Tiểu Lâm hiện là Phó Chủ tịch hội hữu nghị đối ngoại Trung Quốc. Ông còn là nhà văn quân đội, nhà bình luận quân sự của Trung Quốc. Lưu Á Châu từng du học và sinh sống ở Mỹ một thời gian lên tới gần 10 năm. Mấy năm trước từng giới thiệu quan điểm và phân tích cá nhân về quan hệ quốc tế với tầng lớp lãnh đạo cao cấp trong đảng và quân đội Trung Quốc. Theo tìm hiểu, những quan điểm của ông đã gây được sự chú ý mạnh mẽ của một số tướng lĩnh và giới phân tích chiến lược ở Trung Quốc, trong đó là giới sỹ quan cấp trung trong quân đội. Hiện Lưu Á Châu đảm nhiệm chức phó Chính ủy trong Bộ Tư lệnh Không quân Trung Quốc.
Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của tướng Lưu Á Châu tại một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Côn Minh. (Ngày 10/05/2010)
—————
Tôi là người kế tục của văn hóa Trung Hoa, cũng là người phê phán nó. Trước đây, đầu tiên tôi là người kế tục nó, sau đó mới trở thành người phê phán nó. Hiện tại, đầu tiên thì tôi phê phán nó, sau đó mới là người kế tục. Lịch sử của Phương Tây là nền lịch sử cải tà quy chính từ ác trở thành thiện. Lịch sử của Trung Quốc thì ngược lại, là một bộ lịch sử đổi từ thiện sang ác.

Phương Tây cổ đại thì cái gì cũng cấm, chỉ là không cấm cái bản năng của con người. Ở Trung Quốc thì cái gì cũng không cấm, chỉ cấm độc nhất mỗi bản năng. người Phương Tây có cái hay là thể hiện được bản thân họ, thể hiện được lối tư duy, tư tưởng của cá nhân, dám thể hiện cả bản thân đang lõa thể.
Người Trung Quốc thì chỉ biết mặc quần áo che ở bên ngoài, đem cả quần áo phủ lên tư tưởng. Việc mặc quần áo dễ hơn là cởi nó ra, người Phương Tây dám biểu đạt góc tối tăm của bản thân, do đó họ sẽ nhận được ánh sáng soi rọi, do đó tư tưởng của họ tung hoành khắp nơi như vó bảo mã.
Chúng ta lại đi ca tụng vinh quang của bản thân, kết quả thì đem tới ngàn năm tăm tối. Triết gia người Đức Georg Wilhelm Friedrich Hegel đã nói “Trung Quốc không có triết học”. Tôi cho rằng Trung Quốc mấy ngàn năm qua không hề sản sinh ra được tư tưởng gia nào. Tư tưởng gia mà tôi nói tới ở đây là những nhà tư tưởng có cống hiến kiệt xuất cho tiến trình văn minh của nhân loại như Hegel, Socrates, Platon.

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

"CHỚ CÓ KHUYÊN XẰNG CHẾT BỎ BU"


Lê Như Bình


Tác giả Chu Giang vừa cho công bố trên Văn Nghệ TP HCM bài Kiểm dịch Trần Đình Sử[1]. Bài khá dài, tập trung vào chê trách GS.Trần về những vấn đề lí thuyết văn hóa, văn học chuyên sâu.
Đáng tiếc là, đọc xong khoảng 6 trang A4,người ta nhận ra ngay một cái tâm đáng ngờ, cái trí khó tin, với một giọng điệu thật khó chấp nhận. Sau đây, xinđược giải bày mấy ý nghĩ:
1- Chu Giang kể lể hàng loạt "bệnh" của GS.Trần: Nào là dám khẳng định con người Việt Nam trong văn học cách mạng là con người chính trị, con người giai cấp;lại ngang nhiên coi sai sót của bản thân là chuyện thường tình;dám đề cao đối thoại, tranh luận trong việc tìm chân lí; nhà nghiên cứu mà chỉdiễn giải lại (chữ nghĩa của người khác); đã thế còn chọn Bartin, một tay đại bịp, để diễn giải, lại diễn giải rất sai lầm,...
Ghê gớm như thế, nhưng tôi dám chắc Chu Giang chẳng đọc gì của GS Trần Đình Sử. Chưa nói đến hàng chục công trình mà muốn thấy hết phải ngước mắt nhìn lên, ngay cuốn sách mới nhất[2] (2014) gần 500 trang của GS.Trần, bàn về một hệ thống nhiều vấn đề lí luận văn học lớn, chuyên sâu, với 3 phần chính, 25 mục, hàng trăm tiểu mục (trong đó có cả lí luận văn học Marxist), màChu Giangchọn, cũng chỉ sơ qua vẻn vẹn có mấy dòng trong 6 trang (8, 9, 308, 309, 314, 315).Thế là kết luận. Thế là tức tốc,tấu trình lên tận kinh đô.
Điều lạ là người kiểm dịchkhông giấu giếm việc đọc sách theo kiểu "sờ voi" này. Ông khoe với độc giả:Không rõ… trước tác của Giáo sư như thế nào, vì tôi chưa có hân hạnh được tiếp cận / Nay xin kiểm dịch sơ qua quyển Trên đường....

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

THUỐC NÀO "TRỊ" QUAN CHỨC "NÓI MỘT ĐẰNG LÀM MỘT NẺO" ?


Duy Chiến

“Dân có thực sự làm chủ, thực sự có quyền thì quan chức sẽ không còn dám đứng trên pháp luật. Khi đó mới có thể thực thi được giá trị pháp quyền.”
LTS:Nhìn lại 30 năm Đổi mới văn hóa: thành tựu, những thách thứccần vượt qua, những vấn đề cần tiếp tục đổi mới trong giai đoạn tiếp theo, Tuần Việt Nam có cuộc phỏng vấn với GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP. HCM; ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương. Xin giới thiệu Phần 3 bài phỏng vấn.

Thưa Giáo sư, ở phần trước ông đã đề cập đến nguyên nhân của tình trạng xuống cấp, tha hóa về đạo đức là ở con người và nền văn hóa truyền thống. Vậy việc xây dựng con người với tư cách và vai trò là trung tâm cần được thực hiện bắt đầu từ đâu? Thực hiện như thế nào?Lấy cái gì làm chuẩn?
Hình hài một hệ giá trị mới
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm: Chuẩn để xây dựng con người là hệ giá trị. Thời nào có hệ giá trị của thời đó. Trước đây, với mục tiêu là ổn định thì ta đã có hệ giá trị văn hóanông nghiệp - nông thôn. Bây giờ để đạt mục tiêu phát triển bền vững trong một thế giới phẳng thì phải có hệ giá trị văn hóa công nghiệp - đô thị - hội nhập.
Việc điều chỉnh chuẩn giá trị được thực hiện bằng hai con đường. Thứ nhất là điều chỉnh tự nhiên diễn ra một cách tự phát cùng với sự thay đổi nhận thức và hành động của dân chúng. Thứ 2 là điều chỉnh có định hướng diễn ra dưới tác động có ý thức của hai lực lượng là nhà cầm quyền và tầng lớp trí thức.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

TRIẾT LÝ BÌNH DÂN HAY TRÒ CHƠI CHỮ?!


Đường Văn



(Khảo bình)

Sinh con rồi mới sinh cha,
Sinh cháu giữ nhà, rồi mới sinh ông!
(Tục ngữ)

1. Từ tục ngữ đến truyện cổ tích
Đây là câu tục ngữ về đạo đức, lối sống của nhân dân được diễn đạt bằng hình thức văn vần lục bát nên có người lầm tưởng đó là câu ca dao! Thực ra, từ trong bản chất, nó là tục ngữ 100% (có tính lý trí cao, khái quát chân lý, triết lý mang tính kinh nghiệm dân dã, yếu tố cảm xúc, tình cảm tiết chế tối thiểu).
Có một truyện cổ tích minh họa cho câu tục ngữ này. (Đọc bộ: Kho tàng truyện cổ tích ViệtNam - Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, biên soạn, khảo dị, chú thích; tái bản 1997, tập 2).
Tóm tắt truyện như sau:
Giáp và Ất là hai người bạn thân. Nhà Giáp giàu. Nhà Ất nghèo. Không chịu mãi cảnh sống túng thiếu, Ất vay Giáp 5 lạng bạc và chia tay bạn, đưa vợ con đi xa lập nghiệp; hẹn bao giờ có điều kiện sẽ hoàn trả Giáp. Nhiều năm đã trôi qua, không có tin tức gì về Ất và gia đình bạn, Giáp quyết định giắt theo 5 lạng bạc để nếu Ất vẫn túng thiếu thì sẽ tiếp tục giúp bạn. Tìm được nhà mới của Ất – một dương cơ bề thế, sung túc. Thấy bạn ăn nên làm ra, chắc sẽ không cần đến tiền nữa, Giáp tìm cách giấu 5 lạng bạc trên nóc cổng nhà Ất (hoặc đào hố chôn bên cạnh cổng) rồi mới vào thăm gia đình bạn cũ. Vợ chồng Ất mừng ít, ngạc nhiên thì nhiều và đặc biệt lo lắng; vì nghĩ chắc Giáp đến đòi món nợ cũ mà vợ chồng hắn dù đã giàu có, càng không nghĩ tới chuyện trả lại người bạn tốt bụng. Vợ chồng Ất tìm cách bí mật và bất ngờ giết chết Giáp rồi chôn xác bạn ở góc vườn. Ít lâu sau, từ chỗ đó mọc lên 1 cây khế xanh tốt. Đến mùa, cây khế chỉ cho 1 quả to, chín mọng. Lấy nhau đã bao năm mà vợ chồng Ất vẫn chưa có con. Năm ấy, vợ Ất bỗng có dấu hiệu khác thường, thèm ăn khế. Thị mới ra vườn, trẩy, ăn quả khế duy nhất ấy. Vợ Ất có thai, 9 tháng sau sinh được 1 đứa con trai khôi ngô, kháu khỉnh, khỏe mạnh; nhưng đã 8 tuổi mà vẫn chẳng biết nói năng gì!? Cầu cúng, thầy thợ hết cách. Bỗng một lần, sau khi nghe lời than thở, nỉ non của vợ Ất, thằng bé bỗng bật nói rành rõ, chỉ một câu:
- Cha mẹ cứ mời quan huyện đến đây, con có chuyện muốn nói.

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

ĐỂ CÓ THẮNG LỢI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 70 NĂM TRƯỚC


Nguyễn Khắc Phê


Một ngày đầu Tháng 8 lịch sử này, tôi lại gặp Đặng Văn Việt (ĐVV). Ông vào Huế “đóng phim”! Sự kiện ĐVV và Nguyễn Thế Lương (sau này trở thành tướng Cao Pha) kéo cờ đỏ sao vàng lên kỳ đài Huế ngày 21/8/1945 đã đi vào lịch sử, đã được báo chí và Đài Truyền hình đưa lên nhiều lần, nhưng lần này, kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, thì hình ảnh ngọn cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên tung bay trên kinh thành Huế, thay thế cờ quẻ ly của nhà vua, báo hiệu sự kết thúc triều đại phong kiến và mở đầu thời đại mới của dân tộc không thể thiếu trong chương trình lớn ngày đại lễ, nên Đài Truyền hình Trung ương lại mời ĐVV vào Huế “đóng phim”!
Về sự kiện này, dù đã kể nhiều lần, đến nay ĐVV bỗng “tự phát hiện” ra một cách nhìn mới, hàm chứa nhiều ý nghĩa. Ông “khoe” với tôi bài viết dự cuộc thi “Hồi ức cuộc đời” do báo “Người cao tuổi” tổ chức, tay níu vai tôi, vừa đọc, vừa giảng giải thêm: “Bài dự thi này, nếu được giải nhất là 10 triệu đó! Phê nghe đây, lần này mình coi như là một trận đánh…”
Cũng là câu chuyện 70 năm trước, nhưng ĐVV mở đầu một cách khá đặc biệt, với những đề mục chữ đậm và “gạch đầu dòng” như là một “đề cương” báo cáo: