Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU CÓ XÚC PHẠM HỒ CHỦ TỊCH KHÔNG?


gs Trần Đình Sử



Ông Nguyễn Trọng Bình phân tích: "Năm2016, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên trang cá nhân, GS Châu có nói rằng: “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
Bình tĩnh phân tích cặn kẽ từng chữ trong câu nói trên sẽ thấy không có một chi tiết nào, cơ sở nào để nói rằng GS Châu xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh như lời của những kẻ đã cố tình “chụp mũ” cho ông. Câu nói trên chỉ có thể hiểu ở hai tầng nghĩa sau đây nếu người đọc có một sự hiểu biết ở mức trung bình:
Một, câu nói trên trước hết cho thấy quan điểm riêng của GS Ngô Bảo Châu trong vấn đề thể hiện sự tôn kính của cá nhân này với một cá nhân nào đó (mà mình thần tượng). Nói khác đi, kính trọng và nhớ ơn ai đó là một chuyện còn cách thức thể hiện sự kính trọng và nhớ ơn đó ra bên ngoài là một chuyện khác. “Có yêu mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi” – ý này nếu là người có hiểu biết nhất định về tư tưởng và giáo lý nhà Phật sẽ biết con người sau khi mất đi nếu “thoát khỏi vòng luân hồi” cũng đồng nghĩa với việc được “về” với cõi “niết bàn”, hay xứ “tiên cảnh”; và chỉ có những người với phẩm hạnh cao vời - những bậc chân tu đắc đạo mới mong “về” được cõi ấy. Như thế, ý của GS Châu ở đây là nếu chúng ta cầu mong cho thần tượng mình “thoát khỏi vòng luân hồi” chính là chúng ta đang thể hiện lòng tôn kính cao nhất và thánh thiện nhất dành cho họ; còn để họ “sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” nghĩa là họ mãi mãi không được “siêu thoát”, vẫn trong bể trầm luân của kiếp người.
Hai, đặt trong bối cảnh và thời điểm xuất hiện câu nói trên, cùng với sự liên tưởng với xã hội và đất nước Việt Nam hôm nay, cho phép chúng ta suy luận thêm một tầng nghĩa khác trong câu nói trên của GS Ngô Bảo Châu là: ông muốn ngầm phê phán, đả kích những kẻ nào nhân danh lợi dụng hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh để che đậy những việc làm tệ hại của mình; những kẻ tuy ngoài miệng nói “học tập theo Bác” nhưng thực chất là mang Bác ra làm tấm bình phong và nhất là qua đó phỉnh lừa đám đông dân chúng vốn cuồng tính và mê muội.
Tóm lại, với câu nói trên Ngô Bảo Châu hoàn toàn không có một ý nào xúc phạm mà ngược lại còn rất tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh theo góc nhìn và quan điểm của cá nhân ông trên tinh thần giáo lý nhà Phật" (Bài trên trang Viet -study của THD, xin phép ông Dũng).
.

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

MƯỢN ĐỒNG DAO TRONG TẬP THƠ “CHI CHI CHÀNH CHÀNH” CỦA TÔ THI VÂN


Đỗ Tiến Bảng

Lấy tên bài thơ số 42, “Chi chi chành chành”, làm tên tập thơ thứ bảy của anh, khi vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, là một cách nhấn vào ‘thông điệp’ của tập thơ . Ấy là, tìm về cảm hứng tuổi bé thơ với trò chơi dân gian, giờ đâu còn khi các miền thôn quê đã ‘đô thị hóa’. Tìm lại ‘tuổi thơ’ bởi các thế hệ trẻ em hiện nay đang sống trong những trò chơi ảo.
Trò chơi xưa vừa chơi vừa hát, mà lời ‘ta thán’ như vận vào kiếp người… “Đổ mắm đổ muối” ra đường/ Lắt lay cơm áo gió sương kiếp người/…Bồi hồi sao đêm trăng ấy. “Sân nhà trăng náu …trăng liềm/ Bạ bè ơi ! Lặng bên thềm một ta/ Đâu rồi…tuổi nụ tuổi hoa/ Nhắm con mắt mở …ù… òa…ngón trăng”. Nhưng có lẽ, từ cái nhìn thơ trẻ này mới dễ phát hiện cái đẹp, những quy luật của tạo hóa, của nhân sinh, tồn tại.

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH LẬP NĂM 1932?


Ngọc Tô


.
Tuần trước có thằng cháu ngoại đến nhà chơi, thấy tôi đang “buôn” về cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng tiền bối Nguyễn Văn Ngọ, cháu liền hỏi:
- Đố ông biết Đảng cộng sản Việt Nam thành lập vào năm nào?
- 1930. Tôi trả lời!
Thế thì ông sai rồi, tài liệu mới nhất (2016) ghi chính xác là năm 1932. Rồi
cháu đưa ra dẫn chứng bằng tờ lịch mồng 03 tháng 02 năm 2016. Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam(1932). Thấy hay hay, dòng dưới lại ghi:
“Dối trá lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực” (Benjamin Frankmin).
Cháu bảo tôi cho mượn iphone và trong nháy mắt cháu liền cho tôi xem bách khoa toàn thư mở (google), ngoài ra còn một loạt lịch khác đều ghi ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1932), làm tôi tâm phục khẩu phục và dòng dưới còn ghi nhiều câu châm ngôn, ca dao “bất hủ” hơn như:

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

TRÙNG KHÁNH, NIỀM VUI VÀ NỖI ĐAU KHÔNG NGUÔI


Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời, thiên nhiên và nước
TN và Vũ Bình Lục







TNc: Bài thơ này tôi viết năm 2011 khi đi trại sáng tác tại Cao Bằng. Nhà thơ Vũ Bình Lục hiểu lòng nhau và viết baifbinhf rất hay. Xin giới thiệu lại bài viết này...
TRÙNG KHÁNH
Nghiêng ngả Trùng Khánh
Hạt dẻ bùi điệu hát Dá Hai (*)
Em gái Tày ơi
Cho anh về Bản Giốc
Nước Quây Sơn trong như nước mắt
Khóc những ngày bão giông…
Trùng Khánh
Ai mời “quả cả cây
Rượu cả chum” (**)
Nụ cười mời người ở lại
Ngô mía mát đồng con gái
Em mùa phơi mầu
Trùng Khánh
Đàn tính với điệu then
Như hạt dẻ trộn nếp nương
Ăn một lần cả đời chỉ nhớ

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

MẤT LÒNG DÂN THÌ CÒN GÌ ?


Vũ Bình Lục


Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Trãi

(Về bài thơ QUAN HẢI của Nguyễn Trãi)
Phiên âm:
QUAN HẢI
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền,
Trầm giang thiết toả diệc đồ nhiên.
Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ,
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Hoạ phúc hữu môi phi nhất nhật,
Anh hùng di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

THANH THẢO, TÔI CHÀO ĐẤT NƯỚC TÔI


Nguyễn Đức Tùng



Kết quả hình ảnh cho Nhà thơ Thanh Thảo



Thanh Thảo là một trong những người đi tìm đường của thế hệ mình.
Anh có nhiều chất liệu thơ ca, giàu sự quan sát, nhưng giàu hơn ở chất trầm tư. Vẻ đẹp của đời sống, sự quyến rũ, những động lực về tâm lý, nỗi đau thầm lặng, sự mất mát của chiến tranh, niềm tin vào chân lý, một thứ chân lý mà anh không dễ dàng nói ra, và không hẳn là đồng nhất với thứ được ca tụng công khai, nhưng niềm tin ấy rõ ràng. Anh là người dùng chữ cẩn trọng, tiết kiệm, nhưng không giản lược. Việc sử dụng tiểu sử rất phổ biến ở các nhà thơ, nhưng nổi bật trong trường hợp Thanh Thảo. Khi đọc kỹ, bạn bắt gặp ở đó con người thật, tức là con người mà bạn nghĩ là thật, những suy nghĩ ấu thơ, sự xem xét lại quá khứ, gần như một sự tự minh bạch, nhưng không phải là thứ xưng tội theo truyền thống phương Tây như của R. Lowell.

lâu về nghe quê nhà khắc khoải
bìm bịp kêu giọng trầm
con chim khiếp mọi trò đe nẹt
từ lời hứa suông tới hũ rượu ngâm
Friedrich Holderlin nói: khi sự nguy hiểm tới gần, năng lượng bảo vệ bạn cũng tăng lên. Một dân tộc lớn lên trong chiến tranh, vẫn có thể tàn lụi trong hòa bình. Những người dũng cảm trong lửa đạn hoàn toàn có thể trở thành bọn hèn nhát trong đời sống dân sự.
Bởi vì dũng cảm và trung thực là hai đức tính khác nhau.

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

VỀ "TỰ DIỄN BIẾN", "TỰ CHUYỂN HÓA"


: Vũ Ngọc Hoàng


Kết quả hình ảnh cho Vũ Ngọc Hoàng

Một số năm gần đây, nhiều văn bản của Trung ương, và gần nhất là nghị quyết TW 4 khóa XII, khi nói về vấn đề suy thoái của một bộ phận cán bộ đảng viên, đã nhấn mạnh cụm từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong cán bộ, đảng viên và nhân dân cũng còn các cách hiểu không giống nhau. Đó là lý do khiến tôi muốn tiếp cận vấn đề này, mong góp vài ý kiến để bạn đọc tham khảo.
“Tự” là tự mình, do mình, chứ không phải do ai bắt mình phải thế. Tự mình thì mình phải chịu trách nhiệm chứ không đổ lỗi cho ai, tức là loại trừ nguyên nhân kẻ khác phá ta. Phá là việc của họ, còn tự diễn biến, tự chuyển hóa là việc của chính ta, tự ta, do ta. Nhưng “tự diễn biến” muốn nói ở đây là “tự” của ai? Theo tôi, không phải là của nhân dân. Nhân dân không có “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trách nhiệm trực tiếp trong việc này nếu để xảy ra sẽ thuộc về nhà nước và đảng cầm quyền, chứ không phải do nhân dân.
Trước đây ít năm ta hay nói về việc phải cảnh giác các âm mưu của thế lực thù địch và cơ hội chính trị tác động lôi kéo nhân dân theo hướng “diễn biến hòa bình” nhằm thay đổi chế độ chính trị. Nhưng đó là nói về “diễn biến hòa bình”. Còn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo tôi hiểu là nói về hệ thống chính trị, trước nhất là cán bộ của hệ thống chính trị ấy. Mà cán bộ không có chức vụ quan trọng thì dù cá nhân người ấy có thay đổi cũng không dễ gì chuyển hóa được ai. Đáng lo và đáng đề phòng nhiều, chính là cán bộ có chức quyền, nhất là cấp chiến lược.

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

RỖNG ĐÊM THƯƠNG NHỮNG LẮT LAY TA - NGƯỜI

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, cận cảnh


Với chùm lục bát của Quách Lan Anh

Lục bát, vốn là một thể thơ khó để hay, phân định ngay gianh giới, đẳng cấp của người làm thơ, những con chữ bắt quện nhau như em với anh, như tình đã lẫn trong mắt trong môi...
Là em đấy, người thơ, em gieo nhớ vào đâu, gieo nhớ vào kỷ niệm, kỷ niệm tua tủa mọc nhành, những dại khờ mởn nhú, rỗng đêm thương những lắt lay ta - người bằng những câu thơ rút ruột. 
Mắt lá nằm nghiêng trên triền nhớ, từng giọt mắt xanh rơi...
Cô đơn đang hò hẹn cô đơn đang tỏa hương...
Có ai đó không, có ai nghe thấy không...
HÒ HẸN VỚI CÔ ĐƠN - tập thơ thứ 3 của cô giáo Quách Lan Anh, tỉnh Thanh Hóa, bản thảo đã xuống nhà in, nay ngồi đọc lại xem còn gì sai sót không lại chạm lại những câu lục bát nhói lòng. Sẽ giới thiệu kỹ hơn khi cuốn thơ in xong, bây giờ chia sẻ 5 bài lục bát của nàng thơ ấy, mời mọi người đọc nhé.

1. TỰ RU
À ơi... cái nhớ ngủ yên
Xin đừng đánh thức
những phên dậu đời
Bơ phờ ru giấc mơ tôi
Mà sao cơn nhớ nén rồi…
bùng lên

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

CHỌI TRÂU




Trần Nhương



Thấy chuyện chọi trâu Đồ Sơn, ông chủ trâu bị trâu húc chết. Tôi nhớ bài thơ này viết năm 2005. Đưa lên đây như lời tâm sự

Kết quả hình ảnh cho Chọi trâu
Đồ Sơn có hội chọi trâu
Người từ nơi đẩu nơi đâu đổ về
Biển như một mảnh ao quê
Tiếng cười tiếng nói tiếng xe khê nồng
Đầy đường lục lục, hồng hồng
Hung hăng với bước trâu lồng chọi nhau
Nào thù nào oán gì đâu
Kéo cày là phận, dãi dầu là thân
Chia nhau vạt cỏ xanh ngần
Sớm cười toét miệng, trưa nằm cọ lưng
Kiếp trâu sỏ mũi buộc thừng
Thương nhau cùng cảnh quây quần bên nhau!