Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

TÁM NGÀN LỄ HỘI VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ĐỨNG CUỐI KHU VỰC


Cứ theo thống kê của Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch), hiện nước ta có tới 7.966 lễ hội được tổ chức mỗi năm, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 544 lễ hội tôn giáo, 322 lễ hội lịch sử cách mạng…

Năng suất lao động, Lễ hội, Người lao động
Việt Nam đứng đầu thế giới về số lượng lễ hội. Ảnh minh hoa: dantri.com
Việt Nam có số lượng lễ hội "vô địch" trong một năm nhưng lại đang đứng ở nhóm cuối trong khu vực về năng suất lao động. 


Mỗi ngày vài chục lễ hội
Tính theo số lượng này, trung bình một ngày ở Việt Nam có khoảng 21 lễ hội.
Nhìn ở góc độ lao động-việc làm, phàm đã tham gia lễ hội thì sẽ phải tạm bỏ bê công việc chuyên môn của mình. Nếu suy luận theo cách thông thường, mỗi ngày ở nước ta có hàng chục ngàn người chỉ chơi mà không làm gì. Nếu nhân theo số giờ làm việc thì đã có một số lượng lớn giờ làm việc bị sử dụng không đúng mục đích.
Ví dụ như ngày khai hội chùa Hương đã thu hút khoảng 6.000 người tham gia dù đó là ngày đầu tiên các cơ quan, công sở trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết. Cùng ngày này, lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình) cũng được khai mạc thu hút hàng ngàn người dù không có số liệu thống kê cụ thể. Cả biển người đổ về Hội Lim trong ngày khai hội dù ngày này vẫn đang là ngày làm việc. Những lễ hội nổi tiếng như vậy thì hàng ngàn người tham gia mỗi ngày là chuyện bình thường.
Vì thế, không còn khó lý giải khi các KCN vắng bóng công nhân sau Tết vì nhiều công nhân còn nấn ná ở lại quê để dự hội. Nhiều ông chủ đau đầu với việc phải hết tháng Giêng lao động phổ thông mới trở lại làm việc vì bận đi chơi hội hè.  Nhiều công sở cũng vắng bóng người làm vì những đoàn “du xuân” được tổ chức rầm rộ, xếp công việc lại để vui chơi trước!
Theo tổng kết của các chuyên gia, ở Việt Nam các lễ hội chủ yếu diễn ra vào mùa Xuân và mùa Thu, là mùa của thảnh thơi, nông nhàn. Ngoài các yếu tố tâm linh, tín ngưỡng thì đây cũng là những mùa người nông dân được rảnh rang nhất trong năm khi các vụ trồng cấy vừa qua đi. Vì thế họ tham gia lễ hội. Tập quán lâu đời của nền sản xuất nông nghiệp theo thời vụ vẫn in đậm cho dù thời điểm này đã là thế kỷ 21 và nước ta đang quyết tâm trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Và câu chuyện năng suất lao động
Mặc dù ông Malte Luebker, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Lao động Quốc tế tại Châu Á-Thái Bình Dương từng lý giải “năng suất lao động của một quốc gia hầu như không thể phản ánh mức độ chuyên cần và khả năng của người lao động của quốc gia đó” nhưng dường như vẫn có sự liên quan mật thiết giữa thói quen hội hè lúc nông nhàn và năng suất lao động. Nhất là khi câu chuyện năng suất lao động của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trong khu vực vẫn đang nóng các diễn đàn.
Năng suất lao động, Lễ hội, Người lao động
Việt Nam đang đứng trong nhóm cuối khu vực về năng suất lao động. Ảnh minh họa: baodatviet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét